Xem thêm

Ý nghĩa và cách vẽ Huy hiệu Hoa Sen

Phap Ngo Thich
Ảnh: Tài liệu Tu học Ngành Thiếu - Bậc Hướng Thiện do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 - PL 2549 VĂN: 1. Giới thiệu: Trong giai đoạn tái sinh hoạt...

image Ảnh: Tài liệu Tu học Ngành Thiếu - Bậc Hướng Thiện do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 - PL 2549

VĂN:

1. Giới thiệu:

Trong giai đoạn tái sinh hoạt của tổ chức giáo dục của Phật giáo vào năm 1948, Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Hoá Phổ gởi Tổng Hội một tờ trình xin lấy huy hiệu thống nhất cho tổ chức Gia Đình Phật Hoá Phổ là Hoa sen trắng 8 cánh, nằm trong vòng tròn trắng, trên nền xanh lá mạ.

Sau khi xem xét và duyệt thuận, bảng tham luận được trình qua Tổng Trị Sự Hội Phật Học Việt Nam công nhận, Hoà thượng Thích Tịnh Khiết đã long trọng gắn huy hiệu này cho các anh chị Huynh trưởng và quý vị Tăng già cố vấn đỡ đầu cho tổ chức trong buổi lể ra mắt tái sinh hoạt chính thức của tổ chức này vào ngày 08.12 năm Mậu Tý nhằm ngày 06.01.1949 tại chùa Từ Đàm - Huế.

2. Ý nghĩa:

hoa sen là biểu tượng của tự tánh thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Ở trong bùn trong nước, hay ở trên không đều không bị ô nhiểm bởi bùn nước dù cho hình thức và hương sắc có khác nhau.

  • Vòng tròn trắng tượng trưng cho hào quang của chư Phật viên dung vô ngại, dung nhiếp tất cả mọi thể tướng của chúng sanh.
  • Nền xanh lá mạ là biểu tượng đầy hy vọng của tuổi trẻ có thể thành tựu đạo nghiệp trong môi trường được hào quang chư Phật toả chiếu.
  • Hoa sen tám cánh:
    • Ba cánh dưới tượng trưng cho Phật (giữa), Pháp (trái), Tăng (phải), là điểm nương tựa cho tất cả chúng sanh.
    • Năm cánh trên tượng trưng cho năm hạnh của người Phật Tử. Cánh chính giữa to cao, tượng trưng cho hạnh tinh tấn - Đức Phật tiêu biểu cho hạnh này là Đức Bổn Sư Thích Ca; Cánh kế bên phải (từ ngoài nhìn vào) tượng trưng cho hạnh thanh tịnh - tiêu biểu là Đức Phật A Di Đà; Cánh kế bên trái tượng trưng cho hạnh hỷ xã - tiêu biểu là Đức phật di lặc ; Cánh cạnh hạnh hỷ xả (trái ngoài) tượng trưng cho hạnh trí tuệ - tiêu biểu là Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát; Cánh cạnh hạnh thanh tịnh là từ bi (phải ngoài) - tiêu biểu là Đức Quán Thế Âm Bồ tát.

3. Cách vẽ:

  • Vẽ một vòng tròn tâm O, đường kính là AB theo trục thẳng đứng, chia đường kính ra làm ba, vẽ một dây cung C1 C2 vuông góc với đường kính này ở điểm C (bằng 1/3 AB).Như hình dưới đây:
  • Vẽ đường tròn đường kính 1/3 AB ở tâm O3, đó là cánh giữa ở dưới, hai bên là cánh Pháp và Tăng (theo hình).
  • Vẽ một vòng tròn tâm O1 đường kính CA1 (2/3 AB), vẽ một dây cung tại điểm A2 cách đỉnh một đoạn bằng 1/3 của O1A1, tại điểm A3 cách đỉnh một đoạn bằng 2/3 O1 A1 (dùng làm đỉnh 2 cánh ngoài).

TƯ:

1. Hoa sen thật là một biểu tượng cao quý cho cả hai mặt nhập thế và xuất thế:

1.1 Hoa sen đã đi vào ca dao, vào sách giáo khoa thư: "Trong đầm gì đẹp bằng sen... Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". 1.2 Chính khi mới chứng thành đạo quả, Đức Bổn Sư cũng đã quán chiếu một hồ sen để thấy được căn tánh của chúng sanh mà quyết định việc nói Pháp và cũng có thời Pháp là "Diệu Pháp Liên Hoa". 1.3 Và cũng chính trong một pháp hội, Đức Từ Phụ cầm hoa sen vàng đưa lên, chỉ một mình ngài Ca Diếp mỉm cười (Niêm hoa vi tiếu) để lãnh hội Chánh Pháp nhãn Tạng, làm vị Tổ đầu tiên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.

  1. Tinh tấn là yếu tố căn bản để thành tựu mọi việc.
  2. Thanh tịnh và hỷ xả là hai đức tính đặc thù của đấng Giác ngộ.
  3. Từ bi và trí tuệ là đức tính căn bản thành tựu nhân cách để tiến đến thành quả.
  4. Giữ giới là yếu tố căn bản để thực hiện hạnh, không rời giới mà hành động thì hạnh sanh. Hành thâm giới hạnh thì đức phát khởi.
  5. Ngày nay, huy hiệu hoa sen được coi là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo, in ngay đầu trong các văn kiện của giáo hội.

TU:

1. Đeo Hoa Sen đúng cách:

Nam giữa đường sóng của đường túi áo phía trái; Nữ dưới hạt nút thứ hai từ cổ tính ra của áo dài.

2. Giữ gìn quý trọng Hoa Sen:

Như giữ gìn thân mạng, tư duy của mình như ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen.

3. Không vứt bỏ huy hiệu Hoa Sen bừa bãi:

Cũng như không buông lung tâm trí, làm việc sai quấy.

4. Vẽ huy hiệu Hoa Sen vào trang đầu sổ tu học.

image

CÂU HỎI:

  1. Huy hiệu Hoa Sen được hòa thượng Pháp chủ chính thức công nhận từ ngày, tháng, năm nào?
  2. Ai là tác giả của huy hiệu Hoa Sen?
  3. Huy hiệu Hoa Sen vì sao chỉ có 8 cánh?
  4. Em hãy nói ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen?
  5. Em phải có bổn phận như thế nào đối với chiếc huy hiệu Hoa Sen đã được trao? Tại sao?
  6. Người Phật tử phải coi huy hiệu Hoa Sen như là một biểu tượng tinh thần thiêng liêng. Đúng hay sai? Tại sao?

(Tham khảo cách vẽ Huy hiệu Hoa sen do Huynh trưởng Nhuận Pháp - Trần Nguyễn Nhị Lâm thực hiện)

1