Xem thêm

Tượng Văn Thù - Phổ Hiền Bồ Tát

Phap Ngo Thich
Trong văn hóa thờ cúng Phật giáo, ta thường thấy hình ảnh Phổ Hiền Bồ Tát đứng bên trái và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng hầu bên phải Đức Phật. Vậy hai vị...

tuong phat van thu bo tat 1

Trong văn hóa thờ cúng Phật giáo, ta thường thấy hình ảnh phổ hiền bồ tát đứng bên trái và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng hầu bên phải Đức Phật. Vậy hai vị Bồ Tát này là ai và ngài mang hạnh nguyện gì cho chúng sanh? Hãy cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu ý nghĩa của tượng Văn Thù - Phổ Hiền hiện nay.

I. Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo bao gồm Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền và Bồ Tát Địa Tạng. Ngài cùng với Bồ tát Văn Thù là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bồ Tát Phổ Hiền được phác họa cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên trái, còn Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở phía bên phải Đức Phật.

Nếu như Bồ tát Văn Thù tượng trưng cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đắc của chư Phật, thì Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, hạnh đức, định đức của chư Phật.

tuong phat van thu bo tat 1

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Các ngài đại diện cho sự hoàn mỹ, viên mãn của trí tuệ và hạnh chứng của Đức Phật Như Lai. Trong Kinh Hoa Nghiêm, hai vị bản tôn này cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Chân Như Kim Cương, Thiện Nhiếp Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngoài ra, Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Đức Phổ Hiền là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, có tên là Năng-đà-nô. Sau này khi đi vào con đường tu hành, Người lấy danh hiệu là Phổ Hiền. Danh hiệu này xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ tát, về sau xuất hiện trong nhiều cuốn kinh khác như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm nên đã trở thành cái tên phổ biến trong Phật giáo.

II. Hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền được tạo dựng như thế nào?

Phổ Hiền Bồ Tát được tạo dựng với hình tượng ngồi trên voi trắng sáu ngà, với ý nghĩa dùng đại hạnh của mình để hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến giác ngộ. Hình ảnh voi sáu ngà tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu chúng sinh ra khỏi bể khổ.

Mặc dù bể khổ rộng mênh mông còn chúng sinh thì vô hạn, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn mà cứu độ chúng sanh trong vô lượng kiếp. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định và tay lái trí tuệ, Phổ Hiền Bồ Tát luôn kiên nhẫn, chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 - Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát - ngài Phổ Hiền nguyện với Đức Phật rằng 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ cưỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma quỷ đến gần người đó.

Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài, thấy, chạm đến thân ngài, nằm mộng thấy ngài hoặc tưởng niệm đến ngài thì sẽ không còn thối chuyển, đạt chứng quả. Chúng sinh nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

III. Văn Thù Bồ Tát là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay còn gọi là văn thù bồ tát (tiếng Phạn là Mạn Thù Sư Lợi) có vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Ngài là vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ và ánh sáng học vấn, đạt được thành quả tu hành thông qua phương diện tri thức.

Ngài là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ thế gian, thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Trong Hiển giáo, Ngài đi cùng với Phổ Hiền Bồ Tát thành đôi.

tuong phat van thu bo tat 2

tượng văn thù sư lợi bồ tát

IV. Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được tạo dựng như thế nào?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn hình hoa sen . Biểu tượng đặc thù của Ngài là tay phải dương cao khỏi đầu, đang cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả hình dáng đang ngồi trên lưng sư tử, tượng trưng cho sự oai hùng. Hình tượng sư tử thể hiện sức mạnh và oai lực vượt trội hơn các loài khác, thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng những phiền não của thế gian.

V. Ý nghĩa của tượng Văn Thù - Phổ Hiền trong Phật giáo

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả với nhiều hình tượng đa dạng, đại diện cho trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu là sự thấu hiểu tường tận chân lý, có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, dục vọng, phiền não, tham ái thành thanh tịnh. Từ đó, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù khổ đau và được giải thoát.

Phổ Hiền Bồ Tát cũng được miêu tả với nhiều hình tượng đa dạng với hình dáng phổ biến nhất là cưỡi trên voi sáu ngà. Người đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ 3 đức là lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Hướng con người đến ánh sáng của tri thức, định tâm. Từ đó, giúp chúng sanh có tâm tính thanh tịnh, không ngại chướng ngại, khó khăn mà thoát khỏi những khổ ải trần gian.

Đức Phật dùng Bi, Trí viên mãn hoăc dùng chân trí thâm đạt chân lý. Vì thế, 2 ngài thường được đặt 2 bên, cạnh đức Phật Thích Ca.

VI. Vật Phẩm Phật Giáo - Điểm đến của tượng Văn Thù - Phổ Hiền Bồ Tát

Vật Phẩm Phật Giáo là thương hiệu chuyên cung cấp các ấn phẩm Phật giáo như tượng Phật, pháp khí, đồ thờ cúng và các sản phẩm tâm linh chính hãng, với mong muốn phục vụ các sư Thầy, quý Cô, quý Phật tử và những khách hàng có nhu cầu trên thị trường hiện nay.

Đặc biệt, tại Vật Phẩm Phật Giáo có cung cấp những bức tượng Văn Thù - Phổ Hiền Bồ Tát đẹp, chất lượng cao cấp, được làm nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gốm sứ hay chất liệu Composite để bạn lựa chọn.

Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến các sản phẩm tượng Văn Thù - Phổ Hiền Bồ Tát, vui lòng liên hệ với Vật Phẩm Phật Giáo qua Hotline 08.6767.1366 hoặc website vatphamphatgiao.com để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

1