Xem thêm

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phap Ngo Thich
Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vì vậy, các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông phái sẽ tôn thờ một...

Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vì vậy, các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông phái sẽ tôn thờ một tôn chỉ, giáo lý của Đức Phật phù hợp với pháp môn tu tập và ý nguyện riêng.

Nguồn gốc của việc hình thành các tông phái Phật giáo

Như đã biết, Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam cũng như các quốc gia khác thông qua các nhà truyền giáo. Kể từ khi Đức Phật Niết bàn vào khoảng thế kỷ thứ V TCN, sau khi đã tổ chức lễ hỏa tang cho Ngài, trong nội bộ đệ tử và giáo chúng đã bắt đầu hình thành hai phái lớn là Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại chúng bộ.

tông phái phật giáo Khởi nguồn cho việc hình thành các Tông phái của Phật giáo là sự ra đời của hai phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại chúng bộ.

Sự phân chia thành hai tông phái này trong Phật giáo không phải do mâu thuẫn về cơ cấu tổ chức hay sự tranh giành quyền lợi, địa vị trong tăng chúng. Mà nguyên nhân chính là do sự khác nhau về tư tưởng, kinh điển và giáo thuyết.

Trong đó, phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo thủ Kinh - Luật - Luận trong việc hành đạo. Còn với phái Đại chúng lại chủ trương cho việc canh tân sử dụng Kinh - Luật - Luận trong quá trình hành đạo để phù hợp và tạo điều kiện cho chúng sinh tiếp nhận với đạo.

Về sau, khi phái Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh và rộng rãi hơn thì dần hình thành và dùng tới tên gọi Đại Thừa (phái Đại chúng bộ) và Tiểu Thừa (phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ). Lý giải cho hai cái tên này được hiểu như sau: Tiểu Thừa là cỗ xe nhỏ, chở được ít người; Đại Thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người.

Trong quá trình truyền giáo, phái Đại Thừa hướng về phía Bắc nên còn được gọi là Phật giáo Bắc tông. Phật giáo Tiểu Thừa chủ yếu truyền đạo đến phía Nam nên gọi là Phật giáo Nam tông (vì những tôn chỉ tu hành truyền thống mà Phật giáo Tiểu thừa còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy). Dù đã phân biệt thành hai tông phái như vậy, nhưng cả hai đều tuân theo những tôn chỉ của Đức Phật.

Những tông phái của Phật giáo

Sau khi Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa chia ra hai hướng thực hiện con đường truyền đạo của mình, từ hai tông phái chính đã xuất hiện thêm nhiều tông phái nhỏ lẻ khác, dựa vào những tôn chỉ sẵn có, hình thành nên phương thức hướng đạo riêng.

Tông phái của Phật giáo Đại Thừa

Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Tông là tông phái chủ trương cho việc lấy quy y tịnh độ, lấy pháp môn niệm danh hiệu A Di Đà để cầu vãng sanh làm mục đích tu hành. Tịnh Độ Tông chuyên trì tụng các kinh:

  • kinh vô lượng thọ : nói về tiền thân của Phật A Di Đà từ khi Ngài còn là Pháp Tạng Tỳ Kheo đã thề nguyền phát 48 lời nguyện tu thành chánh quả.
  • Kinh Quán Vô Lượng Thọ: nói về phép quán tưởng niệm Phật.
  • Kinh A Di Đà: nói về cảnh giới cực lạc mà con người luôn hướng tới, luận về Vãng Sinh Tịnh Độ.

Phái tịnh độ tông Tịnh Độ Tông là chủ trương quy y tịnh độ, niệm danh hiệu A Di Đà để cầu vãng sanh

Việc thực hiện pháp niệm A Di Đà của Tịnh Độ Tông hướng đến mục đích chế ngự tâm. Người tu theo phái này thường sẽ tự đặt ra cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Với phép niệm này, có thể giúp Phật tử cảm nhận và "nhìn" thấy được Tây Phương Tam Thánh (Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát) từ đó có thể biết trước được khi nào bản thân rời khỏi cõi tạm. Thực hiện phép niệm A Di Đà, Phật tử có thể đọc hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh hay tôn tượng Đức Phật A Di Đà. Đây là cách tu hành đơn giản và dễ thực hiện nhất.

Bên cạnh đó, quý Phật tử còn có thể tu tập theo phép thứ 16 trong Kinh Vô Lượng Thọ: tạo linh ảnh của Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc, xem như Đức Phật đang hiện diện trước mắt. Một phép tu khác của phái Tịnh Độ là tự xem thể tính của mình chính là Phật A Di Đà. Được nhìn thấy Phật A Di Đà là ước nguyện hướng đến của Phật tử khi tu Tịnh Độ, bởi điều này chứng tỏ rằng họ sẽ được tái sinh về cõi Cực Lạc.

Để có thể được tái sinh ở cõi Cực Lạc, Phật tử cần đáp ứng đủ hai điều kiện sau: thứ nhất là niệm danh hiệu và tạo linh ảnh Phật, thứ hai là lòng kiên định, tin tưởng vào Đức Phật A Di Đà, cầu mong sự dẫn đường, hướng đạo từ Ngài.

Ngày nay, Tịnh Độ Tông là tông phái Phật giáo phổ biến và có nhiều tín đồ, Phật tử nhất tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam.

Mật Tông (Chân Ngôn Tông)

Mật Tông là một tông phái được hình thành bởi sự kết hợp giữa Mật giáo Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại Thừa của Trung Hoa vào khoảng thế kỷ V-VI. Tông phái này y vào giáo lý của Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đính, lấy bí mật Chân Ngôn làm Tông chỉ nên gọi là Mật Tông.

Mật Tông có hai phái là Chân ngôn thừa và Kim cương thừa. Sự phát triển của tông phái này gắn liền với các nhà sư nổi tiếng là: Thiên Vô Úy (Subha Karasimha: 637-735), Kim Cương Trí (Vajra Bodhi: 671-741), Bất Không (Amoghavajra: 705-774).

Như đã nói đến ở trên, Mật Tông y vào giáo lý bí mật của Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đính nên phương pháp tu hành sẽ chủ trương lục đại dung thông: Địa - Thủy - Hỏa - Phong - Không - Thức hòa làm một với vũ trụ. Sự giải thoát của con người sẽ hướng theo Đại ngã bằng phương thức Tam mật: Thân mật, Ngữ (Khẩu) mật, và Ý mật. Tay bắt ấn là Thân mật, miệng niệm chân ngôn là Ngữ mật, tâm thiền định gọi là Ý mật.

Thiên Thai Tông (Pháp Hoa Tông)

Thiên Thai Tông là tông phái được khởi phát vào khoảng thế kỷ thứ VI ở Trung Hoa do Huệ Văn Thiền Sư khai phái. Tông phái này dựa theo ý nghĩa của bộ Trí Đọn Luận (tức Bát Nhã Ba La Mật Đa luận) và lấy kinh Pháp Hoa làm gốc nên còn được gọi là Pháp Hoa Tông.

Pháp Hoa Tông chủ trương xem vạn vật trên thế gian này đều bình đẳng và tất cả mọi vật đều có một mối liên kết với nhau. Giáo pháp của tông phái xuất phát từ quan niệm “Chư Pháp duy nhất tâm” - Tâm ở đây ý chỉ đến chúng sinh, tâm này còn là Bồ Tát, sự sinh tử hay Niết Bàn của Đức Phật cũng xuất phát từ tâm ấy. Một khi đã nhìn thấu và ngộ ra chân lý giải thoát, ta bước vào quá trình triệt ngộ thật tướng của vũ trụ. Sự hoạt động của đại ngã, đại vi đều xuất phát từ vô vi, do ý niệm mà ra.

Tam Luật Tông

Tam Luật Tông là tông phái lấy Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận của Long Thọ Bồ Tát và Bách Luận của Ngài Đề Bà làm căn bản. Phái này chủ trương là phá sự chấp trước của ngoại đạo, từ đó chứng ngộ chân lý bằng cách quán pháp “Bát bất trung đạo”.

Trên phương diện đạo lý, Tam Luận Tông được ví như cửa ải của người hành đạo, muốn bước tiếp trên con đường giải thoát phải biết buông bỏ những “chấp trước”. Chỉ có khi nào chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thì mới thực sự chứng ngộ được cõi Niết Bàn một cách tuyệt đối.

Pháp Tướng Tông

Pháp Tướng Tông có nguồn gốc từ Ấn Độ do Ngài Thế Thân phát triển và được truyền bá vào Trung Hoa từ sau chuyến Tây du thỉnh kinh của Ngài Huyền Trang.

Pháp Tướng Tông lấy Thành Duy Thức Luận làm gốc. Chủ trương chính của tông chính là: Vạn Pháp đều do thức biến ra (Tam giới duy tâm - Vạn Pháp duy thức). Thức ở đây được nhận định bởi 8 dạng: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức, Mạt Na Thức. và A Lại Da Thức. Trong 8 Thức ấy, A Lại Da Thức chính là Thức căn bản, là nền tảng của 7 Thức còn lại, chứa tất cả Chủng tử để sinh khởi nhất thiết chư Pháp.

Hoa Nghiêng Tông (Hiền Thủ Tông)

Hoa Nghiêm Tông có nguồn gốc từ Trung Hoa, được phát khởi bởi Đỗ Thuận và Trí Nghiêm Hòa Thượng ở đời nhà Tùy và Đường. Về sau, tông phái này được Ngài Pháp tạn Hiền Thủ kế thừa và phát triển đến ngày nay.

Tông này căn cứ vào Hoa Nghiêng Kinh, tông pháp chủ trương là “Pháp giới duyên khởi” và “Nhất tâm chân như”. Phát giới ở đây có: Sự pháp giới, Ly Pháp giới, Sự Lý vô ngại pháp giới, Sự Sự vô ngại pháp, nhưng nói chung sự lý viên dung vô ngại. Còn về Nhất tâm chân như có nghĩa là vạn vật do tâm mà sinh ra những pháp giới khác nhau.

Hoa Nghiêng Tông quan niệm rằng, phân biệt chân vọng dứt trừ điên đảo, để tâm được thanh tinh cùng thực tại Nhất Như chính là sự giải thoát.

Tông phái trong cả Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Bên cạnh những Tông phái được hình thành dựa trên tôn chỉ và tinh thần Đức Phật của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa thì cũng có những tông phái kết hợp tư tưởng và lý luận của cả hai Tông.

tông phái phật giáo

Thiền Tông

Thiền Tông được hình thành ở Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI, do một nhà sự người Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma khai mở và truyền đạo. Thiền Tông không quá chú trọng áp dụng kinh sách, văn tự vào việc tu học. Chủ trương chính của Thiền Tông là tu Thiền (im lặng và suy nghĩa), xem thiền là cách tốt nhất để nhìn thấy được tâm, tính và giác ngộ.

Thiền Tông là tông phái không bàn luận về vũ trụ, ngộ đạo ở đây chỉ là sự giải thoát nên căn bản của việc tu hành là tham thiền, nhập định. Thiền Tông có hai cách tu : Tu Tiệm ngộ và Tu Đốn ngộ. Trong đó, tu Tiệm ngộ là tu hành lần lượt vượt qua 52 bật mới đạt được quả vị Phật. Tu Đốn ngộ là sự giác ngộ nhanh khi người tu hành có trí tuệ bừng sáng.

Luật Tông

Luật Tông là tông phái lấy giới luật làm căn bản. Được hình thành dựa trên những bộ luật do Ngài Trí Thủ luận sư chú như: Thập tụng luật, Tứ phần luật, Ngũ phần luật, Tăng kỷ luật. Về sau, đệ tử của Ngài là Đọa Tuyên luận sư chọn ra 68 bộ luận tứ phần phù hợp với căn cơ của người Trung nên dựa vào đó mà lập nên Luật Tông.

Ý nghĩa của Luật Tông là bàn về Giới, trong Giới có Chỉ trì giới - Chư ác mạc tác (không làm điều ác) và Tác trì giới - Chúng thiện phụng hành (làm các việc lành). Luật tông chủ trương lấy tu rồi sẽ hiểu, giữ giới cho nghiêm tịnh để tâm được thanh tịnh, trí tuệ từ đó mà khởi sinh, chân tâm sẽ xuất hiện và Phật tánh sẽ hiển lộ.

Có thể nói, Phật giáo là tôn giáo có rất nhiều tông phái, các tông phái của Phật giáo đều có những chủ trương tu hành và giáo luật khác nhau. Tuy vậy, các Tông phái này đều hướng về những tôn chỉ mà Đức Thế Tôn truyền lại. Dù là bất kỳ tông phái nào, phương pháp tu hành ra sao đều duy nguyện con người có tâm hướng thiện, tránh xa ác niệm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng
  • Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo
  • Đại Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
1