Xem thêm

Thuyết lượng tử lý giải sự tồn tại của thần thức

Phap Ngo Thich
Nhiều người có thể cho rằng khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều lý thuyết khoa học đã đưa ra những bằng...

Nhiều người có thể cho rằng khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều lý thuyết khoa học đã đưa ra những bằng chứng và căn cứ về sự tồn tại của cuộc sống con người sau khi chết.

Bằng chứng khoa học

Các nhà nghiên cứu vật lý của các trường đại học danh tiếng như trường Cambridge, Princeton, Viện Vật lý Max Planck đều đưa ra nhận định thống nhất rằng mỗi con người tồn tại dưới cặp hình thái cơ thể - thần thức, tương tự như sự tồn tại của cặp vật chất lưỡng tính hạt - sóng.

Thí nghiệm khe hở đôi Thí nghiệm khe hở đôi

Đa thế giới và khái niệm đa vũ trụ

Khái niệm đa thế giới hay đa vũ trụ là một khái niệm khoa học đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phản biện. Không một định luật vật lý nào có giá trị nếu không có sự tồn tại của các thế giới song song.

Người đầu tiên đưa ra khái niệm đa thế giới Người đầu tiên đưa ra khái niệm đa thế giới là nhà văn viễn tưởng H.G. Well với tác phẩm “Cánh cửa trên bức tường”.

Lý giải và ví dụ về đa thế giới

Các vũ trụ khác nhau có thể có các kết quả khác nhau đối với các sự kiện như cuộc chiến tranh hay sự phát triển của loài động vật. Ví dụ, một cuộc chiến tranh có thể dẫn đến kết quả khác nhau ở các vũ trụ khác nhau, và một loài động vật có thể bị tuyệt chủng ở một vũ trụ nhưng lại đang phát triển ở vũ trụ khác.

Ví dụ về đa thế giới

Học thuyết đa vũ trụ

Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, nhà vật lý học Andrei Linde phát triển học thuyết đa vũ trụ. Ông cho rằng không gian bao gồm nhiều màng hình cầu vô hạn. Ngay cả trong một vũ trụ cũng có nhiều không gian khác nhau mà chúng ta không nhận biết được sự tồn tại của những chúng sinh trong các không gian khác. Nhưng trong thực tế, các chúng sinh đó vẫn đang tồn tại trong các vũ trụ vật lý dưới các dạng năng lượng hạt - sóng khác nhau.

Kính viễn vọng Planck Kính viễn vọng Planck

Sự tồn tại của thần thức

Dựa trên các nghiên cứu khoa học về sự tồn tại đa vũ trụ, rõ ràng là có nhiều nơi mà thần thức có thể tồn tại sau khi chết.

Tiến sĩ Stuart Hameroff Tiến sĩ Stuart Hameroff

Theo Tiến sĩ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ý thức của Đại học Arizona tại Mỹ, ý thức của con người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não. Ý thức là kết quả của những tác động do lực lượng tử gây nên trong những ống siêu nhỏ ấy. Sau khi chết, các thông tin lượng tử được giải phóng khỏi cơ thể vật lý, theo cùng là ý thức.

Vì vậy, ý thức, hay ít nhất là một hình thái giống như ý thức, chính là thành phần cơ bản của vũ trụ, ngay từ giai đoạn sơ khai hình thành vũ trụ sau vụ nổ lớn Big Bang. Thần thức của chúng ta được hình thành từ các cấu trúc của vũ trụ từ thuở ban sơ. Não của chúng ta thu nhận và khuếch đại các hình thái giống ý thức vốn là các yếu tố cấu thành không gian và thời gian. Như vậy, thần thức là dạng tồn tại phi vật chất sau khi sự sống của cơ thể vật chất dừng tắt.

Tiến sĩ Robert Lanza Tiến sĩ Robert Lanza

Các nghiên cứu khoa học vẫn đang trên con đường tìm kiếm câu trả lời lý giải sự tồn tại của thần thức bên ngoài thân vật lý. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sự tồn tại của thần thức sau khi chết và những trải nghiệm tái sinh trong tương lai.

Quan điểm Phật giáo

Theo quan kiến Phật giáo, cái chết không phải là sự chấm dứt hoàn toàn mà là cửa ngõ dẫn tới cuộc sống khác. Tuy nhiên, những gì diễn ra từ đời này sang đời khác không phải là một linh hồn hay một thực thể cá nhân tồn tại vĩnh viễn mà chính là dòng tâm luôn thay đổi và không liên quan đến cá nhân cụ thể trong một cuộc đời. Dòng tâm đó sẽ mang theo những “dấu vết” nghiệp đã tạo khi còn sống và những “hạt giống” đã gieo trong quá khứ sẽ lớn lên trong tương lai. Những dấu vết nghiệp này sẽ quyết định trải nghiệm trong tương lai của chúng ta.

Quan điểm Phật giáo

Với quan điểm của Phật giáo, chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về cái chết cũng như những trải nghiệm cận tử để chúng ta biết cách sống cuộc đời thiện hạnh, gieo nhân lành cho các kiếp vị lai và trên hết cả là giải thoát khỏi sự trôi lăn của thần thức trong khối đa vũ trụ hay chính là luân hồi sinh tử.

Nhóm ĐBT biên soạn

1