Xem thêm

Thiền trong phật giáo: Cách thực hiện hiệu quả nhất 

Phap Ngo Thich
Nhắc đến thiền trong phật giáo, chúng ta thường nghĩ ngay đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn và nhận thức. Nhưng làm sao để thực hiện được đúng phương pháp thiền của phật giáo...

Nhắc đến thiền trong phật giáo , chúng ta thường nghĩ ngay đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn và nhận thức. Nhưng làm sao để thực hiện được đúng phương pháp thiền của phật giáo thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy tham khảo những kiến thức hữu ích mà Unica chia sẻ dưới đây để nắm được phương pháp thiền hiệu quả, đúng chuẩn nhất.

Ý nghĩa của thực hành thiền trong đời sống

Thực hành thiền không chỉ đơn giản là ngồi thiền mà bạn có thể thiền hành (thiền khi đi bộ), nằm thiền (thiền khi nằm), thậm chí là thiền khi ăn. Tất cả những hình thức thực hành thiền này đều hướng tới sự tập trung hoàn toàn của tâm trí vào hành động mà mình đang làm.

Trong cuộc sống, thực hành thiền mang lại những ý nghĩa tuyệt vời như sau:

  • Thiền giúp bạn cải thiện sự tập trung thông qua việc dồn toàn bộ tâm trí vào hành động hiện tại. Khi thiền, bạn phải kiểm soát hơi thở, điều chỉnh suy nghĩ của mình, từ đó tăng khả năng tập trung và ý thức vào hiện tại.
  • Thiền giúp bạn giảm lo âu, căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí, nhìn nhận mọi việc ở góc độ khách quan để đem tới cái nhìn tích cực hơn.
  • Thiền giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, giảm căng thẳng và tốt cho hệ thần kinh.
  • Thiền mang lại cho bạn cảm giác bình an, tịnh tâm, cân bằng cảm xúc để nhìn thấu đáo mọi việc một cách sáng suốt. Khi não bộ nhận được nhiều tín hiệu tốt sẽ giúp người hành thiền ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nhận thức của thiền trong phật giáo là quan trọng nhất

Nếu như các phương pháp thiền khác chú trọng đến hơi thở, dáng ngồi, thời gian ngồi thiền thì thiền phật giáo lại chú trọng đến nhận thức. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Và nhận thức mà thiền phật giáo luôn hướng đến nhiều nhất đó là "hãy thức tỉnh", tức là đánh thức những cảm xúc tích cực, loại bỏ cảm xúc sân si để hướng đến sự an yên và hạnh phúc trong tâm hồn.

Sở dĩ có điều này là bởi xuất phát từ chính những lời răn dạy và trải nghiệm của Đức Phật. Cụ thể là "Chúng ta đau khổ vì chúng ta ham muốn những thứ chúng ta chưa có". Và từ đó nhận thức liên tục có những đau khổ, tiêu cực bắt đầu từ chính những ham muốn, dục vọng và khát khao không đáng có, khó thực hiện.

thien-trong-phat-giao-1 Trong thiền phật giáo, nhận thức là yếu tố quan trọng nhất

Nhận thức của thiền trong phật giáo không hiểu với nghĩa là một phương pháp, mà nó thiên về việc thức tỉnh con người sống với thực tại. Đây chính là chìa khóa quan trọng để bạn bước vào cửa thiền của phật giáo.

Cách thực hiện rất đơn giản, hãy cố gắng cảm nhận, nghe, ngửi và chạm vào các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống để có những trải nghiệm trọn vẹn hơn. Giống như việc bạn uống trà, đừng quá quan tâm trà như thế nào mà hãy tập vào việc uống và thưởng thức.

Theo cách thiền của những người trong phật giáo, có 4 nhận thức mà bạn cần đạt được trong thiền, bao gồm:

  • Ý định
  • Hành động
  • Trạng thái tâm lý
  • Phản ứng tinh thần và thể chất

Lựa chọn tư thế ngồi thiền phù hợp

Thiền trong phật giáo hay bất cứ hình thức thiền nào thì luôn cần một không gian tĩnh lặng, chú ý tránh sự làm phiền. Tiếp theo, cũng quan trọng không kém là lựa chọn tư thế ngồi thiền phù hợp. Có rất nhiều tư thế khác nhau mà bạn có thể chọn, miễn sao nó tạo cho bạn cảm giác thoải mái.

thien-trong-phat-giao-2 Hãy lựa chọn ngồi thiền phù hợp nhất đối với bạn

  • Tư thế hoa sen : Đây là tư thế truyền thống, cũng là tư thế khó nhất mà chỉ những người ngồi thiền lâu năm mới có thể thực hiện được. Nhưng tư thế này được đánh giá là hiệu quả nhất.
  • Tư thế nửa hoa sen: Tư thế này được xem là cách khắc phục cho sự khó khăn mà tư thế hoa sen mang lại.
  • Tư thế chéo chân: Tư thế này thì mọi người có thể áp dụng dễ dàng.
  • Tư thế quỳ: Hãy sử dụng một tấm nệm mềm và quỳ lên nó.
  • Tư thế ngồi ghế: Dành cho những người bị đau lưng, người già xương khớp yếu.

Để đánh giá xem phương pháp đó có thực sự phù hợp với bạn hay không thì tốt nhất bạn chỉ nên ngồi khoảng 20 phút. Nếu thấy đau hãy đổi sang tư thế khác. Dù vậy thì tư thế thiền nào thời gian đầu cũng khá khó khăn, điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn và tập luyện theo mức độ phù hợp.

Tư thế cho tay và mắt

Khi thực hiện thiền trong phật giáo, bạn hãy chú ý đến động tác của tay và mắt. Hãy mở mắt vừa đủ để có thể nhìn xuống sàn hoặc tạo một khoảng cách nhất định với cơ thể của bạn. Đặc biệt, chú ý không đưa mắt nhìn tập trung vào bất cứ thứ gì. Đối với tay thì bạn chỉ cần thực hiện với tư thế thoải mái nhất.

Thời gian thực hiện thiền định

Thời gian thực hiện thiền định đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi việc không xác định một thời gian nhất định thì sẽ rất khó để biết được mình đã thiền đủ hay chưa. Điều này sẽ gây nên tình trạng xao nhãng trong quá trình thiền.

Theo lời khuyên của những người giàu kinh nghiệm, với những người mới bắt đầu thiền thì chỉ nên thiền 10 phút. Sau đó, dần dần bạn tăng lên 15, 20 phút để đạt hiệu quả tốt hơn.

thien-trong-phat-giao-3 Thời gian thiền còn tùy thuộc vào khả năng của bạn

Thực tế, thời gian ngồi thiền không quan trọng bằng chất lượng trong quá trình bạn thiền. Nếu bạn ngồi 15 phút mà toàn bộ thời gian đó bạn liên tục xao nhãng, không tập trung thì chắc chắn nó không bằng với 10 phút bạn thiền "toàn tâm toàn ý".

Nhớ đếm hơi thở

Việc đếm hơi thở là phương pháp giúp bạn kiểm soát được nhịp tim cũng như tâm trí trong quá trình thiền. Lúc đầu, hơi thở của bạn sẽ có phần bị vấp do không quen, việc đếm sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại được cân bằng trong tâm thiền nhanh chóng.

Như vậy, qua bài viết mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã biết cách thiền trong phật giáo sao cho hiệu quả nhất.

Tags: Yoga - Thiền

1