Xem thêm

Mật tông

Phap Ngo Thich
Mật Tông (zh. 密宗, mì-zōng) là một pháp môn đặc biệt trong Phật giáo, kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn...

Mạn-đà-la

Mật Tông (zh. 密宗, mì-zōng) là một pháp môn đặc biệt trong Phật giáo, kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn Độ. Mật Tông được chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn liền với những luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).

Nguồn Gốc và Sự Truyền Thừa

Tư tưởng Mật giáo đã tồn tại từ thời Phật giáo Nguyên thủy, và thể hiện qua các câu thần chú trong các bộ luật và trong Kinh Khổng Tước. Thế kỷ thứ 7, Ấn Độ giáo bắt đầu thâm nhập vào hệ thống học thuyết, bao gồm cả giáo lý Phật giáo, tạo ra sự cạnh tranh đối với Phật giáo đương thời. Lúc đó, Phật giáo Đại thừa chỉ giới hạn trong phạm vi triết học và lý luận, không hề chú trọng đến các hiện tượng siêu nhiên và linh thiêng tồn tại khắp nơi trên đất Ấn. Với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa đã tích cực tiếp cận với Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo, dẫn đến sự hình thành của Mật giáo, trở thành một hệ thống độc lập trong Phật giáo Đại Thừa.

Theo Mật giáo, sự truyền thừa bắt đầu từ Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim Cương Bồ tát. Sau đó, truyền pháp được tiếp tục từ Long Thụ cho Long Trí, một cao tăng tại viện Đại học Nalanda. Ngài Long Trí sau khi nhậ

1