Xem thêm

Đức Phật đã luân hồi bao nhiêu kiếp trước khi chứng đạo?

Phap Ngo Thich
Theo quan niệm Phật giáo, mọi chúng sinh ngụp lặn trong biển luân hồi vô thủy vô chung, bị dẫn dắt theo những nghiệp báo mình từng tạo ra. Chúng ta không biết mình từ...

Đức Phật giảng pháp Theo quan niệm Phật giáo, mọi chúng sinh ngụp lặn trong biển luân hồi vô thủy vô chung, bị dẫn dắt theo những nghiệp báo mình từng tạo ra. Chúng ta không biết mình từ đâu đến, từng là ai trong kiếp trước và sau này sẽ đi đâu, sẽ đầu thai thành cái gì... Nhưng chỉ những người tu hành đạt thánh quả A La Hán mới có thể vượt ra khỏi vòng sinh tử, chấm dứt luân hồi và biết được về tiền kiếp của mình cũng như của các chúng sinh khác.

Vậy với Đức Phật Thích Ca, ngài đã trải qua bao nhiêu kiếp sống trước khi chứng đạo?

Theo kinh sách, có một lần, khi Phật trú ở thành Xá Vệ (Sàvatthi), nhiều vị tăng đến ngồi bên cạnh và hỏi ngài rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, Người đã đi qua bao nhiêu kiếp sống?".

Đức Phật không đưa ra con số cụ thể, ngài chỉ cho biết những kiếp sống mà mỗi người trải qua đều nhiều đến không thể đếm hết.

"Rất nhiều, các tỳ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, hay một vài trăm ngàn kiếp", Phật đã nói.

Các vị tăng tiếp tục hỏi: "Bạch Đức Thế Tôn, Người có thể cho một ví dụ được không?".

"Ví dụ như ở đây có bốn vị đệ tử, mỗi người sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp. Nhiều như vậy, các tỳ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp" - Đức Phật nhắc lại để nhấn mạnh. Ngài nói, số kiếp mà mỗi người đã đi qua nhiều đến nỗi "đủ để các ông nhàm chán, đủ để các ông từ bỏ, đủ để các ông giải thoát đối với tất cả các hành".

Luân hồi như bánh xe quay tròn không ngừng nghỉ. Hết một kiếp sống, chúng sinh sẽ tái sinh sang một kiếp khác, tùy nghiệp quả mà đi vào một trong 6 đường luân hồi: Cõi trời, cõi người, cõi a tu la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.

Theo Phật đạo, con người còn tham ai là còn bị chìm đắm trong vòng luân hồi, chưa thể giải thoát. Trừ các vị thánh tăng tu hành đắc đạo, đại đa số con người không thể diệt sạch tham ai, chỉ có thể giảm bớt tham, sân, si để cuộc sống tốt đẹp hơn, tâm được bình yên hơn. Được như thế, dù vẫn chưa thể ra khỏi vòng luân hồi nhưng chúng ta sẽ được sinh vào cõi tốt đẹp, nhận nhiều quả ngọt trong cuộc sống và bản thân sự hiện diện của chúng ta cũng giúp "tốt đời đẹp đạo", gieo duyên lành cho những người xung quanh.

Về các kiếp sống quá khứ của Đức Phật, các bài giảng của Ngài đã cho thấy, từ khi là một cây, ngài đã từ bi và hỷ xả. Dù là sinh vật nào, ngài luôn sống từ bi hỷ xả. Những kiếp sinh ở cõi người, ngài đều mang tâm bồ tát và lập đại nguyện tìm con đường cứu khổ chúng sinh. Các vị Bồ tát cuối cùng trước khi thành Phật đều sinh ở cõi người. Kiếp cuối cùng của Đức Phật là thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Thích Ca.

Dù chúng ta không biết chính xác số lần Đức Phật luân hồi, nhưng được biết rằng ngài đã trải qua nhiều kiếp sống kỳ diệu để mang đến cho chúng ta sự giác ngộ và tuổi thọ.

1