Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Chính vì điều này mà có rất nhiều ngày lễ Phật giáo quan trọng và ý nghĩa trong đạo Phật được duy trì và tổ chức hàng năm ở nhiều nước trên thế giới. Kính mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa các ngày lễ Phật giáo trong năm.
Hình 1: Ngày lễ Phật giáo trong năm 2023
Tổng hợp các ngày lễ Phật giáo trong năm 2023 theo Âm Lịch
Các ngày lễ Phật giáo tháng 1 âm lịch
1. 01/01 Vía Di Lặc
Việc thiết cúnɡ rước víɑ đức phật di lặc, đây là một truyền thống đã có lâu đời. Nhưng dựa vào đâu mà người ta lấy ngày mùng một Tết hàng năm để làm ngày kỷ niệm rước víɑ Ngài? Vấn đề này, theo sự khảo cứu của chúng tôi, thì chúng tôi chưa thấy có chỗ nào nói rõ việc này. Chỉ thấy trong quyển “Xuân Trong Cửu Của Thiền” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, xuất bản năm 1997, Hòa Thượng có nêu ra và giải thích vấn đề này. Sở dĩ người ta chọn ngày đầu năm, tức ngày mùng một Tết âm lịch, các chùa theo hệ phái Phật giáo Phát Triển cũng như đa số Phật tử làm lễ rước víɑ Ngài, theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ cho rằng, đây là do chư Tổ Trung Hoa bày ra. Chứ không thấy sách sử nào ghi rõ về ngày sinh của Ngài cả.
Bồ tát Di Lặc theo sử ghi, thì Ngài là một nhân vật lịch sử có thật ở Ấn Độ thời Phật. Di Lặc là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Từ Thị. Thị nghĩa là họ của Ngài, còn Từ là chỉ cho từ bi. Về tên họ của Ngài có nhiều thuyết nói không giống nhau. Ngài cũng có tên là A Đật Đà (tiếng Phạn) Trung Hoa dịch là Vô Nan Thắng. Theo thói quen, chúng ta thường gọi Ngài là Phật Di Lặc, kỳ thật, thì Ngài chỉ là một vị Bồ tát nhất sinh bổ xứ, hiện ở nội viện thiên cung của cõi trời Đâu Suất. Theo lời huyền ký của đức Phật Thích Ca, thì sau này, Ngài sẽ hạ sinh xuống cõi Tạp Phà bên sông Hằng Hoa. Bấy giờ, người ta mới tôn xưng Ngài là Phật Di Lặc.
2. 15/01 Lễ Thượng Nguyên
Lễ Thượng Nguyên hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên vào tháng Giêng tức ngày 15/1 Âm lịch. Lễ Thượng Nguyên nằm trong hệ thống Tết Thượng - Trung - Hạ Nguyên, trong đó Tết Trung Nguyên là ngày rằm tháng 7 Âm lịch và Tết Hạ Nguyên là ngày rằm tháng 10 Âm lịch.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Lễ Thượng Nguyên được coi là một trong những ngày lễ lớn vô cùng quan trọng, không thua kém gì Tết Nguyên Đán. Chính vì vậy mà các cụ xưa thường có câu “cùng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Vào ngày Tết Thượng Nguyên, các gia đình thường sắm sửa mâm lễ cúng để dâng lên tổ tiên và thần linh, một số người còn đến chùa để cầu mong bình an và những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Các ngày lễ Phật giáo tháng 2 âm lịch
1. 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu đạo, tìm ra chân lý giải thoát là một sự kiện vô cùng to lớn trong lịch sử nhân loại. Bởi từ đó, Bậc Toàn Giác Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới xuất hiện trên thế gian, cảm hóa biết bao chúng sinh trở về đời sống hiền thiện, mang lại lợi ích cho mình và cho vô lượng chúng sinh.
Vào ngày 08/2 hàng năm, hướng về sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, các Chùa tổ chức những hoạt động tu tập tụng kinh, nghe Pháp, thiền quán để cảm niệm ân đức của Ngài. Bên cạnh đó là những hoạt động như văn nghệ kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia,...
2. 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
Ngày rằm tháng 2, những người con Phật khắp năm châu lại buồn ngủi xúc động, tưởng nhớ về ngày Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn.
Dù nhân loại không còn thấy kim thân Ngài nữa, nhưng sự thật thì Đức Phật vẫn luôn hiện hữu trong pháp giới, vũ trụ này. Như Bậc A La Hán Na Tiên từng nói: Ví như ngọn lửa đã tắt, không ai biết được hay chỉ được ngọn lửa ấy ở đâu nữa. Tuy nhiên, ngọn lửa chỉ mất đi khỏi bước nến thôi, còn sức nóng của nó vẫn được lan tỏa khắp không gian. Cho nên, dù không ai chỉ được Phật đang ở đâu nhưng chắc chắn Ngài vẫn cứu độ chúng sinh, lòng từ bi của Ngài vẫn lan tỏa khắp muôn phương như ánh mặt trời sáng soi, mang hơi ấm trải đến muôn loài.
3. 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh
Nhân ngày vía Đức Quan Thế Âm, để tâm nguyện mong được sám hối những tội lỗi, tiêu trừ chuyển hóa bệnh tật, chương trình Lễ Ngũ Bách Danh được các chùa tổ chức và được sự ủng hộ của nhiều nhân dân, Phật tử. Từ đó, nhiều người đã có niềm tin chuyển hóa được nghiệp bệnh, tìm được cho mình một cuộc sống an vui, hạnh phúc trong giáo Pháp của Đức Như Lai.
4. 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh
Các ngày lễ Phật giáo tháng 3 âm lịch
1. 06/03 Ca Diếp Tôn Giả
Trong giáo đoàn của Đức Phật, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là vị đại đệ tử đệ nhất đầu đà. Khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả đã cho mở đại hội tập kết kinh điển, lưu truyền lời Đức Phật dạy dưới nhiều hình thức cho thế hệ mai sau.
Hàng năm, nhân kỷ niệm ngày vía của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Chư Tăng Ni và Phật tử tới chùa phát nguyện tu tập, tụng kinh, thiền quán,... để tán dương hạnh đầu đà, tuyên dương chính Pháp, tăng trưởng tín tâm với Tam Bảo. Từ đó, những hạt nhân tốt trong những thiện Pháp, phước lành, an vui, hạnh phúc được tăng trưởng.
2. 16/03 Phật Mẫu Chuẩn Đề
Các ngày lễ Phật giáo tháng 4 âm lịch
1. 04/04 Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi hay Mạn-Thù-Thất-Lợi là tiếng Ấn Độ, Tàu dịch là Diệu Cát Tường nghĩa là tất cả diệu sự thế giới hay xuất thế giới đều do trí tuệ mà có. Cát Tường nghĩa là an lành.
Thời Phật Thích Ca ở Ấn Độ, Ngài thuộc giống Bà-la-môn, phái Tịnh Hạnh, ở làng Dala nước Xá Vệ, theo Phật học đạo, đứng địa vị một đệ tử thượng thủ trong hàng tại gia. Người ta thường gọi Ngài là đồng tử vì Ngài không lập gia đình, chuyên tu Bồ-tát đạo. Ngày nay tượng Bồ-tát Văn Thù thờ chầu bên phải Đức Phật tiêu biểu cho trí tuệ. Tượng Bồ-tát Phổ Hiền chầu bên trái tiêu biểu đại hạnh. Cho nên biết rằng thời Phật tại thế, hai vị có trách nhiệm trợ hóa về giáo lý đại thừa.
Về tôn đức của Bồ-tát Văn Thù người ta tạo tượng Ngài đỉnh đầu có 5 búi tóc, trong trọng 5 trí của Phật (nhất thiết trụ trí, đại viên kính trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí). Tay cầm gươm biểu hiện trí tuệ có khả năng chém chặt tất cả phiền não chướng ngại. Ngài cưỡi sư tử vì trí tuệ là chúa tất cả công năng cũng như sư tử là chúa muôn loài. Hình tượng phần lớn hiện tượng cư sĩ nhưng ở Trung Hoa, Nhật Bản và các nước đại thừa, tại những Tân-trường, Trại-trường và các giới đàn đều có thờ đức Văn Thù với hình tượng Tỳ-kheo.
Trong Kinh Phật Bà Sá Ni, Bồ-tát Văn Thù tự nói: “Các quốc vương, các quân sĩ ra trận nếu viết phù câu đà-là-ni của Tây lên đỉnh đầu và luôn luôn tu nhiệm thì không bị hại. Nếu vẽ tượng Văn Thù cưỡi sư tử vào lá cờ cho vác đi trước, kẻ thù sẽ tan”. Cho nên biết rằng đỉnh lễ đức Văn Thù, không chỉ để tưởng niệm đến trí tuệ Bát-Nhã là nền tảng của đạo Phật mà chúng ta còn được oai thần Bồ-tát gia hộ cho được bình an tinh tấn tu hành để sớm thành công mãn quả.
2. 08/04 Phật Thích Ca Đản Sanh (thống nhất lại ngày 15)
Đại lễ Phật Đản là một trong những sự kiện quan trọng nhất của Phật giáo - ngày Đức Thế Tôn ra đời. Hòa vào không khí rộn ràng của ngày kỷ niệm Đấng Từ Phụ Thích Ca đản sinh, vào ngày 08/4 hàng năm, những chùa đã tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt thu hút đông đảo khách tham dự, Phật tử trong và ngoài nước. Có thể kể đến những hoạt động đặc biệt như diễu hành, lễ tắm Phật, rước đăng, đặt bát cúng dường, đêm văn nghệ, những chương trình tu tập,...
3. 20/04 Vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Hòa thượng Thích Quảng Đức biết rõ chỉ có giáo Pháp của Phật khi được truyền tải rộng rãi đến cho tất cả chúng sinh, chúng sinh thực hành giáo Pháp của Phật thì chúng sinh mới được bớt khổ, thoát khổ (trong tâm thư của Ngài có viết). Cho nên, khi thấy Phật Pháp có nguy cơ bị cấm diệt, Hòa thượng đánh đổi thân mạng để ngăn chặn sự việc đó. Việc làm “vị pháp thiêu thân” của Hòa thượng Thích Quảng Đức là việc làm xuất phát từ tâm quảng đại vì lợi ích chúng sinh, xuất phát từ hạnh của Bồ tát. Do vậy vào ngày này, các Phật tử cần được hiểu về công đức to lớn của Ngài, để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến Ngài.
4. 23/04 Phổ Hiền Thành Đạo
Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tâm mạn đà bạt đà lạ), Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mông cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.
Ngoài ra, còn rất nhiều ngày lễ Phật giáo quan trọng khác trong năm 2023 mà chúng tôi không thể đề cập hết được trong bài viết này. Mong rằng những ngày lễ này sẽ mang đến sự tĩnh tại và niềm vui trong lòng mỗi người, để chúng ta có cơ hội được tưởng niệm và tu hành theo nguyện vọng của Đức Phật.