Kiến thức phật giáo

Kinh Địa Tạng Bồ Tát: Nguồn gốc, ý nghĩa và lợi ích khi tụng

Phap Ngo Thich

Bộ Kinh Địa Tạng bồ tát bổn nguyện nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng thường được các chùa chiền tu viện tại quốc gia theo khuynh hướng Đại Thừa khai...

Bộ Kinh Địa Tạng bồ tát bổn nguyện nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng thường được các chùa chiền tu viện tại quốc gia theo khuynh hướng Đại Thừa khai tụng trong suốt tháng bảy âm lịch. Đặc biệt là vào dịp lễ Vu Lan, mùa lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên theo truyền thống của người con Phật. Ngoài ra, các Phật tử còn mở mp3 Bản Kinh Địa Tạng do Thầy Thích Trí Thoát tụng nghe mỗi ngày nhằm hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng.

Giới thiệu về Kinh Địa Tạng

Lý do ra đời của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng do Đức Phật Thích Ca diễn nói tại cung trời Đao Lợi tức là từng trời thứ hai trong sáu tầng trời của cõi Dục giới nơi mà Thánh Ma Gia thân mẫu của Đức Phật đã thác sanh sau khi hạ sinh Đức Phật được 7 ngày. Trước khi nhập Niết Bàn để cảm ơn đức sanh thành Đức Phật đã diễn nói kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại pháp hội ở cung trời này. Từ đó cho thấy, Kinh Địa Tạng ra đời là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành. Ngài đã tưởng nhớ đến mẹ khi biết rằng mình sẽ không còn trục thế bao lâu nữa nên đã lập pháp hội tại cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu.

Kinh Địa Tạng được diễn nói trong pháp hội này mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đức Phật đã vì lòng hiếu thảo đối với mẫu thân mà thuyết pháp, nhưng động cơ chính là lòng từ bi đối với chúng sinh ở cõi ta bà. Đặc biệt là đối với những chúng sinh cang cường đầy tội khổ.

Như vậy chúng ta có thể hiểu nội dung chính của Kinh Địa Tạng chính là xoay quanh chữ Hiếu nói lên những bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với cha mẹ, tổ tiên đã quá cố. Bên cạnh đó, nội dung Kinh còn nêu bật những tội phúc quả báo ở kiếp sống bên kia để người Phật tử nương theo kinh này cũng như dựa vào oai lực độ trì nhằm độ thoát cho mình cũng như có người thân và tất cả chúng sinh đã quá vãng khỏi gặp tình trạng rơi vào con đường ác.

Hành trạng và Đại nguyện của Bồ Tát Địa Tạng

Bồ Tát Địa Tạng chính là một vị Đại Bồ Tát thường được nhắc nhở đến rất nhiều trong kinh điển Đại Thừa vì công năng và oai lực của vị Bồ Tát này vô cùng lớn lao. Nếu chúng ta tôn xưng Đức Từ Phụ là Ta Bà Giáo chủ thì Bồ Tát Địa Tạng cũng đã được tôn xưng như là vị U Minh Giáo Chủ có nghĩa là người tiếp trợ và giúp đỡ cho chúng sinh ở thế giới bên kia. Ngài chính là nguồn an ủi là nơi nương tựa của những oan hồn vất vưởng không có nơi nương tựa cho đến những linh hồn bị giam giữ và trừng phạt do nghiệp ác gây ra. Tên gọi của Ngài cũng có ý nghĩa: Địa là đất cũng có nghĩa là dày chắc, Tạng là cất giữ, chứa đủ. Danh hiệu của Ngài có hàm ý rằng Ngài chính là đại địa bao la nơi ẩn chứa của những kho tàng vô cùng quý giá.

Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng và hình tượng

Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng

Địa chính là tâm địa của Bồ Tát, khác với tâm địa của chúng sinh có thể đổi thay không cố định. Tâm địa của Bồ Tát thì bền vững không gì có thể phá hoại được. Tạng là thức thứ tám có nhiệm vụ chứa đựng tất cả nghiệp lành và nghiệp dữ từ vô thỉ nhiều kiếp cho đến nay.

Thiện nhân duyên là may gặp được Phật pháp, khi khen Địa Tạng công đức vô lượng thì tâm mình phải tự hòa nhập vào tâm Đia Tạng Bồ Tát bản nguyện.

Vậy ý nghĩa của Kinh Địa Tạng là khi nào không còn chúng sinh trong địa ngục thì Ngài Bồ Tát Địa Tạng mới thành Phật vì chúng sinh luôn ở trong tâm trí của mỗi người, chính vì thế lời thề nguyện của Bồ Tát Địa Tạng chưa thành quả vị Phật.

Hình tượng

Trên tay Bồ Tát Địa Tạng cầm cây Tích Trượng có 4 cái khoen vòng tượng trưng cho Tứ Đế và có 12 khuy tượng trưng có 12 nhân duyên, cũng có khi Ngài cầm Tích Trượng có 6 vòng khoen tượng trưng có 6 căn. Tích Trượng được ví như gậy vàng vì dẹp được Tứ Đế thoát khỏi 12 nhân duyên và 6 căn hết vướng mắc khỏi lục trần thì khi đó gậy vàng mới phá tan cửa Địa Ngục vô minh của tam độc: Tham, sân si, mạn nghi để cứu độ cho toàn thể chúng sinh.

Trên tay Ngài còn cầm châu ngọc sáng chói đây chính là ngọc của tâm. Tất cả mọi người đều có khi hết tham lam, sân si thì ngọc tâm sẽ hiển bày nên hào quang tự Tâm biến hóa soi khắp nhân gian.

Bồ Tát Địa Tạng chứng minh cho công đức là chính tâm mình và là nguồn gốc của mọi công đức cũng như các việc ác. Chính tâm sẽ giải thoát mà cũng sẽ luân hồi sinh tử nên tự tâm mình sẽ chứng minh cho mình.

Lợi ích khi tụng Kinh Địa Tạng

Lợi ích trong cuộc sống hiện tại

Tụng Kinh Địa Tạng giúp biến những mong ước hiện tại của con người thành hiện thực. Tất cả mọi chuyện đều được Bồ Tác phù hộ độ trì đạt thành ý nguyện.

Tai Nạn Tiêu Trừ: Nếu không muốn bị tai họa theo đuổi, thân không mang bệnh tật gia đạo an yên thì nên chuyên tâm trì tụng Kinh Địa Tạng, dần dần mọi hoạn nạn sẽ được tiêu trừ.

Thoát khỏi hiểm nguy: Nếu gặp cảnh nguy hiểm thì trước khi ra đi cần tâm niệm Kinh Địa Tạng để thoát khỏi khổ nạn hiểm nguy.

Được quỉ thần hộ vệ: Những người cung kính đảnh lễ dùng các hình thức văn mỹ nghệ ca ngợi Địa Tạng Bồ Tát khuyến khích thêm người khác cùng làm như vậy thì họ sẽ được trăm nghìn quỷ thần luôn theo bảo hộ không vướng mắc bất cứ tai họa nào.

Lợi ích cho kiếp sau

Thoát khỏi nữ thân: Những người nữ nếu không muốn mang thân gái ở kiếp sau thì hàng ngày hãy thành kính tụng Kinh Địa Tạng sẽ được như ý nguyện.

Được thân xinh đẹp: Những người nữ hiện đang trong dung mạo xấu xí, nếu muốn kiếp sau được xinh đẹp và sung sướng thì hãy cung kính đảnh lễ kiên trì niệm Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện.

Thoát kiếp nô lệ: Những người sinh ra đang làm kiếp tôi đòi, nô lệ nếu thành tâm kiên trí tụng Địa Tạng Bồ Tát thì kiếp sau sẽ không còn sinh vào nơi hạ tiện.

Lợi ích trước phút lâm chung

Trước phút lâm chung được coi là thời khắc quan trọng nhất của một linh hồn sắp giã từ cõi thế. Khi mà tất cả các ham muốn và dục vọng của cả đời người tích tụ lại thành một năng lực quyết định cho hướng đến kiếp tương lại. Cho nên vai trò của người thân trong lúc này là rất qun trọng. Hộ phải ở bên cạnh và liên tục tụng Kinh Địa Tạng làm sao cho lọt được vào lỗ tai của người chết. Điều này sẽ khiến cho các ma quỷ, ác thần mới lui tan đi chỗ khác.

Lợi ích đối với người quá vãng

Siêu độ vong linh: Trong giấc ngủ, chúng ta thường nằm mơ thấy ma quỷ hoặc một người lạ tạo ra hình ảnh lo sợ. Đức Phật lý giải đó chính là linh hồn thân quyến của ta đã chết ở kiếp này hoặc kiếp trước bị đọa vào ác đạo nên tìm đến ta để mách bảo hy vộng sẽ vì tình cốt nhục mà tìm cách giải cứu cho họ.

Để giúp siêu độ cho những vong linh này thì hãy tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát từ 3 đến 7 ngày thì những vong hồn đó sẽ được giải thoát.

Gặp lại người thân đã quá vãng: Nếu muốn thân quyến quá vãng cho dù bị đọa đày cũng được siêu thăng lên cõi trời thì hãy cung kính đảnh lễ và tụng Địa Tạng Bồ Tát trong suốt 7 ngày.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện do Thầy Thích Trí Thoát tụng

Giới thiệu về Thầy Thích Trí Thoát

Thượng Tọa Thích Trí Thoát hiện đang là Viện Chủ Chùa Linh Sơn Windsor - Canada. Người là một sư thật đức hạnh cao, nắm vững tất cả giáo lý căn bản của Phật Pháp, có vị trí cao trong Tăng chúng và thường xuyên giảng dạy Phật pháp cho chúng sinh.

Thượng tọa Thích Trí Thoát có hàng trăm bài Pháp thoại, tụng niệm để đời: 48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà, Kinh Vu Lan Bồn, Chú Đại Bi, Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Phổ Môn, Lục Tự Di Đà… Trong đó nổi tiếng nhất là bài Kinh Địa Tặng Bồ Tát Bổn Nguyện do Thầy Thích Trí Thoát tụng.

Nội dung Bài Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Mục lục của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng do Thầy Thích Trí Thoát tụng gồm 13 phần như sau:

  • Phẩm Thứ 1: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi
  • Phẩm Thứ 2: Phân Thân Tập Hội
  • Phẩm Thứ 3: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên
  • Phẩm Thứ 4: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh
  • Phẩm Thứ 5: Danh Hiệu Của Địa Ngục
  • Phẩm Thứ 6: Như Lai Tán Thán
  • Phẩm Thứ 7: Lợi Ích Cả Kẻ Còn Người Mất
  • Phẩm Thứ 8: Các Vua Diêm La Khen Ngợi
  • Phẩm Thứ 9: Xưng Danh Hiệu Chư Phật
  • Phẩm Thứ 10: So Sánh Nhơn Duyên Công Đức Của Sự Bố Thí
  • Phẩm Thứ 11: Địa Thần Hộ Pháp
  • Phẩm Thứ 12: Thấy Nghe Được Lợi Ích
  • Phẩm Thứ 13: Dặn Dò Cứu Độ Nhơn Thiên

Hồi Hướng

Tư tưởng Kinh Địa Tạng

Tông chỉ của Kinh Địa Tạng nằm trong 8 chữ: “Hiếu đạo, Độ sanh, Bạt khổ, Báo ân”. Tám chữ này muốn nói lên điều gì?

  • Hiếu đạo: chính là đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Chữ Hiếu này rất quan trọng, chỉ cần một chữ Hiếu thì cả gia đình được bình an. Bởi “Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử”. Tức, nếu như bạn hiếu thảo với cha mẹ mình thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với bạn. Còn nếu bạn bất hiếu với cha mẹ thì con cái của bạn cũng sẽ bất hiếu với bạn.
  • Độ sinh: chính là độ chúng sinh. Độ chúng sinh không phải là độ 1 người, 2 người… mà là độ tất cả 12 loài chúng sinh, giáo hóa khiến họ đều phát tâm Bồ Đề và sớm tu thành Phật quả.
  • Bạt khổ: chính là dạy chúng ta bạt trừ những khổ não của chúng sinh trần tục.
  • Báo ân: chính là phải báo ân cha mẹ đã sinh ra và dưỡng dục chúng ta.

Đây là tám chữ tông chỉ của Kinh Địa Tạng, để hiểu rõ thì sẽ phải nói rất dài. Tốt nhất là chúng ta hãy cùng nghe Kinh Địa Tạng do thầy Thích Trí Toát tụng trong video dưới đây để hiểu rõ hơn nghĩa lý trên nhé.

Kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện sau đây là bài kinh đầy đủ nhất. Kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện được thượng tọa Thích Trí Thoát tụng giọng đọc trong trẻo. Dễ nghe.

Kính mời quý vị phật tử, đạo hữu cùng nghe!

Nam mô a di đà phật!

1