Kiến thức phật giáo

Hướng dẫn tụng kinh Chú Đại Bi Tiếng Phạn CHI TIẾT nhất

Phap Ngo Thich

Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3 hiện đang được rất nhiều thính giả tìm nghe. Bản nhạc có giai điệu sâu lắng, nghẹ nhàng như đưa con người ta vào cõi an lạc, tịnh...

Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3 hiện đang được rất nhiều thính giả tìm nghe. Bản nhạc có giai điệu sâu lắng, nghẹ nhàng như đưa con người ta vào cõi an lạc, tịnh tâm và quên hết muộn phiền.

Chắc hẳn bạn cũng đã biết sự hiển linh kỳ diệu của Chú Đại Bi: cứu khổ cứu nạn chúng sanh khỏi bệnh tật, nghiệp chướng; hóa giải chướng duyên, tội ác; giúp con người có sức mạnh vô biên tự mình giải thoát khỏi ách ngục hình của tha nhân; đem đến cho con người sự vui tươi… Nghe nhạc Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3 có thể sẽ không nhanh chóng được công đức như việc trì tụng Chú Đại Bi, nhưng lại rất thích hợp để các bạn nghe trước khi ngủ hay đang cần sự thư giãn, tịnh tâm, hóa giải phiền não…

Nhạc Chú Đại Bi Tiếng Phạn

Hiểu về Nhạc Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3

Chú Đại Bi nguyên âm tiếng Phạn là một dạng ngữ âm Dharani, chỉ có âm, những âm ấy khi nghe có thể diệt hết vọng tưởng, thân tâm thanh tịnh, an lạc. Ngữ âm Dharani có công năng rất lớn trong việc tác động tâm lý con người và chúng sanh. Những lời nói, từ ngữ thông thường mà mọi người sử dụng hàng ngày đều là ngữ âm Dharani hết đấy. Từ ngữ thô kệch khó nghe thì làm cho tâm người sân hận, chán ghét. Từ ngữ mềm mỏng, êm tai thì làm cho tâm người si mê. Từ ngữ mạnh mẽ, khiêu khích thì làm tâm người khởi lên tranh đấu… Chung quy thì đa số ngữ âm đều khiến cho tâm người mê loạn, chỉ có những ai hiểu được ngữ âm Dharani mới có thể tránh được các si mê cho mình và cho người.

Kinh Chú Đại Bi tiếng phạn với đặc điểm là sử dụng những từ ngữ không có nghĩa, người nghe không thể hiểu sai lạc và tập trung hơn. Những câu chú được phổ nhạc với những cung bậc khác nhau giúp dẹp trừ các chướng phiền não, người nghe nương theo ngữ âm mà diệt vọng tưởng sẽ được lợi ích rất lớn.

Lời nhạc Chú Đại Bi Tiếng Phạn

MAHA KARUNIKATSITTA DHARANI

  • नीलकण्ठ धारनी Nīlakaṇṭha Dhāranī (Ni-la-căn-tha, Đà-ra-ni).
  • नमो रत्नत्रयाय नमह् अर्य अवलोकितेश्वराय namo ratnatrayāya namah arya avalokiteśvarāya (Na-mô, Rát-na, tra-da-da. Na-mô, A-ri-da, A-va-lô-ki-tét-soa-ra-da).
  • बोधिसत्त्वाय महासत्वाय महाकारुनिकाय bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya (Bô-đi-sát-toa-da, Ma-ha-sát-toa-da, Ma-ha Ka-ru-ni-ka-da).
  • ॐ सर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वा इमम् oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam (Om, Sa-rơ-va, Ra-ba-dê, Su-đa-na-đa-si-da, Na-mô, Kờ-rít-toa, I-môm).
  • आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमो नरकिन्दि। āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi. (A-ri-da-va-lô-ki-tét-soa-ra, Ram-đơ-va. Na-mô, Na-ra-kin-đi).
  • ह्रिह् महावधसम सर्व अथदु शुभुं अजेयं। hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ. (I-hê-ri, Ma-ha, Va-đa-sơ-mê, Sa-rơ-va, A-tha-đu, Su-bam, A-dê-đam).
  • सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्ग दातुह्। sarva sattva nama, vastya namo vāka, mārga dātuh. (Sa-rơ-va, sát-toa, Na-mô, Va-sát-toa, Na-mô, va-ga, Ma-va-đu-đu).
  • तद्यथा ॐ अवलोकि लोचते करते ए ह्रिह् tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih (Ta-đi-da-tha: Om, A-va-lô-ki, Lô-ka-tê, Ka-ra-tê, I-hê-ri).
  • महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिम हृदयम् mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam, (Ma-ha-bô-đi-sát-toa, Sa-rơ-va, Sa-rơ-va, Ma-la, Ma-la, Ma-hi-ma-hi- đa-dam).
  • कुरु कुरु कर्मुं धुरु धुरु विजयते महाविजयते kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate, (Ku-ru, Ku-ru, Ka-rơ-mâm, Đu-ru, Đu-ru, Va-cha-da-tê, Ma-ha-va-cha-da-tê).
  • धर धर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vamāra muktele, (Đa-ra, Đa-ra, Đi-ri-ni, Sóa-va-rà-da, Cha-la, Cha-la, Ma-ma, va-ma-ra, Mục-kơ-tê-lê).
  • एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषं प्राशय | ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya. (Ê-hi, Ê-hi, Sín-na, Sín-na, A-ra-si-âm, Pra-cha-li, Va-sá, Va-sấm, Pra-sá-da).
  • हुरु हुरु मर हुलु हुलु ह्रिह् huru huru mara hulu hulu hrih (Hu-ru, Hu-ru, Mà-ra, Hu-lu, Hu-lu, Hờ-ri).
  • सर सर सिरि सिरि सुरु सुरु बोधिय बोधिय sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya (Sa-ra, Sa-ra, Sì-ri, Sì-ri, Su-ru, Su-ru, Bồ-đi-da, Bồ-đi-da).
  • बोधय बोधय । मैत्रिय नारकिन्दि bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi (Bô-đà-da, Bô-đà-da, Mai-tri-da, Na-ra-kin-đi).
  • धर्षिनिन भयमान स्वाहा सिद्धाय स्वाहा dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā (Đa-ri-si-ni-na, ba-da-ma-na, Soa-ha, Si-đi-da-ha, Soa-ha).
  • महासिद्धाय् स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा mahāsiddhāya svāhā siddhayogeśvarāya svāhā (Ma-ha-si-đi-da-ha, Soa-ha, Sích-đà-dô-giê, Sóa-rà-da, Soa-ha).
  • नरकिन्दि स्वाहा मारणर स्वाहा narakindi svāhā māraṇara svāhā (Na-ra-kin-đi, Soa-ha, Mà-ra-na-ra, Soa-ha).
  • शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धाय स्वाहा śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā (Sí-ra-sâm, À-mục-khà-da, Soa-ha, Sa-rơ-va, Ma-ha-a-sích-đà-da, Soa-ha).
  • चक्र असिद्धाय स्वाहा पद्म हस्त्राय स्वाहा cakra asiddhāya svāhā padma kastāya svāhā (Chắc-kờ-ra, A-sích-đà-da, Soa-ha, Pát-ma-kát-sơ-tà-da, Soa-ha).
  • नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खराय स्वाहा nārakindi vagaraya svāhā mavari śankharāya svāhā (Na-ra-kin-đi, Va-ga-rà-da, Soa-ha, Ma-va-ri, Sấn-kơ-rà-da, Soa-ha.).
  • नमः रत्नत्रयाय नमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा namah ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā (Na-ma, Rát-na, Tra-dà-da, Na-mô, À-ri-dà-va-lô-ki-tét-soa-ra-da, Soa-ha).
  • ॐ सिधयन्तु मन्त्र पदाय स्वाहा oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā (Om, Si-đi-dăn-tu, Man-tờ-ra, Pát-đà-da, Soa-ha.).

Học Chú Đại Bi tiếng Phạn qua video

Nhạc Chú Đại Bi Tiếng Phạn được phiên âm tiếng Việt MP3

Nhạc Chú Đại Bi tiếng phạn MP3 được tụng bởi thầy thích trí thoát hiện đang được rất nhiều thính giả tìm nghe. Bản nhạc có giai điệu sâu lắng, nghẹ nhàng như đưa con người ta vào cõi an lạc, tịnh tâm và quên hết muộn phiền.

Hiểu về nhạc Chú Đại Bi tiếng Phạn (phiên âm tiếng Việt)

Kinh Chú Đại Bi nằm trong phần Thập Chú sau Năm Đệ Lăng Nghiêm đã trở nên một phần thiết yếu trong mỗi thời khóa công phu, hộ niệm thường xuyên. Ngày nay, bài kinh Chú Đại Bi còn được các nhạc sĩ và ca sĩ phối nhạc thành những bản nhạc với nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên vẫn bảo vệ được bản chất tinh túy của bài chú. Nếu như các tăng ni và phật tử khi đọc tụng kinh Chú Đại Bi đã tạo ra âm giai rất êm tai, thành kính và trang nghiêm thì với các bài nhạc Chú Đại Bi MP3 tiếng Việt, các nhạc sĩ đã khéo léo phối bè và đưa bài chú Đại Bi về chân trời nghệ thuật xa hơn mà những ngỡ rằng chúng ta đang ở nơi chánh điện tu học thời khóa đọc tụng của chính chư tăng ni và phật tử.

Lời Nhạc Chú Đại Bi Tiếng Phạn được phiên âm tiếng Việt

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

Nhạc Chú Đại Bi tiếng phạn MP3 được xem là một bản nhạc để củng cố thân tâm của chúng ta trước mọi chướng duyên. Chướng duyên ở đây được hiểu là thế lực ma chướng, u minh. Ngay từ câu đầu tiên chúng ta đã thấy được bóng dáng của Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà la ni…”. Có lẽ như vậy mà không ít người tìm nghe nhạc Chú Đại Bi MP3 với mong muốn cầu an lạc, hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày và từng bước tiến đến giác ngộ.

Nội dung liên quan

  • Chú Đại Bi 21 biến là gì? Cùng xem Đại Đức Thích Trí Thoát tụng
  • Hướng dẫn cách niệm Chú Đại Bi chính xác nhất
  • Nhạc Chú Đại Bi không lời [Sâu lắng - không tạp âm]
1