Tại sao nên đặt Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trên xe ô tô?
Tượng Phật Quan Âm là biểu tượng đặc trưng cho đức hạnh từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm, biểu tượng của tình thương bao la vô bờ bến, luôn được người đời kính ngưỡng. Khi đặt tượng trên xe ô tô, Tượng Quan Âm Bồ Tát mang ý nghĩa của điềm lành. Từ đó, tượng Phật sẽ hóa giải tai họa, mang đến sự bình an cho chủ nhân và bảo vệ chủ nhân tránh được những xui rủi trong cuộc sống.
Bức tượng phong thủy Quan Âm Bồ Tát tay phải cầm cành liễu, tay trái có bình can lộ, mang đến sự may mắn và thành công trong cuộc sống, tạo ra một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát còn giúp chủ nhân có được sự thanh tịnh trong suy nghĩ và tâm hồn, nhìn nhận mọi việc với sự nhẹ nhàng và bình an.
Bật mí những ý nghĩa đặc biệt của tượng Phật Quan Âm Bồ Tát để xe ô tô
Tượng Phật Quan Âm là hình ảnh đại diện cho lòng từ bi và những điều tốt đẹp. Đặt tượng Phật Quan Âm trên xe ô tô mang nhiều ý nghĩa đặc biệt:
- Nhắc nhở chúng ta luôn bình tĩnh và không hấp tấp khi lái xe.
- Mang đến cảm giác an tâm và tin tưởng rằng Phật Quan Âm luôn bên cạnh che chở, bảo vệ bạn.
- Giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, giúp tinh thần thư thái và thoải mái hơn.
- Thu hút vận may, tiền tài và sự thuận lợi trong cuộc sống và sự nghiệp.
- Đào thải âm khí và mang đến không gian thoáng đãng và dễ chịu trong xe.
Những lưu ý khi đặt tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trên xe ô tô
Trước khi đặt tượng Phật lên xe ô tô, bạn nên mang tượng ra chùa nhờ sư thầy cầu an cho chủ xe, sau đó chọn ngày lành để đặt tượng lên xe ô tô. Điều này không bắt buộc nhưng được coi là nghi thức để cầu bình an, may mắn và thuận lợi trên mọi nẻo đường.
Cần chọn vị trí đặt tượng phù hợp
Khi đặt Tượng Quan Âm Bồ Tát trên xe ô tô, bạn cần chú ý vị trí đặt tượng phù hợp. Vị trí này cần đáp ứng các yếu tố sau:
- Vị trí đặt tượng phải sạch sẽ, trên cao, không đặt dưới chân hay dưới sàn xe.
- Không bài trí tượng Phật cùng các loại tượng khác trên xe.
- Mặt tượng Phật phải hướng về phía trước, cố định để tượng không dịch chuyển hay rơi.
- Tuyệt đối không khóa tượng trong hộp để không ảnh hưởng đến ý nghĩa phong thủy của tượng.
Hướng đặt phù hợp
Bạn có thể đặt Tượng Phật Bà đối diện với mình hoặc hướng về phía trước. Điều này mang ý nghĩa cầu thượng lộ bình an. Có hai hướng chủ yếu để đặt tượng, đó là quay đầu về phía tài xế để chủ xe và hành khách cảm thấy hoan hỉ và yên lòng, hoặc hướng về phía trước để cầu bình an cho những chuyến đi.
Không làm điều ô uế trong xe
Khi đã đặt tượng Phật trong xe, hãy tạo ra một không gian thành kính và nghiêm trang. Tránh những hành động ô uế như cởi trần, quan hệ nam nữ trong xe và những hành động thất đức, bất nhân như đánh đập, bắt cóc hay vi phạm pháp luật. Điều này là một hành động phạm thượng đến nhà Phật.
Thường xuyên niệm Nam Mô
Khi đã đặt tượng Phật trong xe, hãy rèn luyện một nhân phẩm tốt và thường xuyên thỉnh niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Chỉ có một cái tâm trong sáng mới có thể giúp bạn sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc.
Thường xuyên vệ sinh
Hãy chú ý giữ gìn và vệ sinh tượng Phật Quan Âm sạch sẽ, đặc biệt vào mồng một hoặc ngày rằm. Dùng khăn lau mềm để vệ sinh tượng, tránh sử dụng bàn chải cọ rửa và nhớ không dùng khăn lau chung để lau rửa những đồ vật khác.
Địa chỉ cung cấp tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trên xe ô tô uy tín
Tượng Quan Âm Bồ Tát trên xe ô tô mang ý nghĩa và lợi ích gì? Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể tìm đến Vật phẩm Phật giáo - trang thương mại điện tử uy tín chuyên cung cấp các vật phẩm Phật giáo được sự bảo trợ của chư tôn đức và Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam. Vật phẩm Phật giáo cung cấp nhiều sản phẩm tượng Phật, đặc biệt là Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, với đa dạng hình tượng và kích thước để khách hàng lựa chọn.
Vật phẩm Phật giáo luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu và chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ nhân sự trẻ đầy năng lượng và nhiệt huyết, chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
- Hotline: 08.6767.1366
- Email: info@vatphamphatgiao.com
Hà Nội: Chùa Thiên Niên (tức chùa Trích Sài hoặc Thiên Niên tự), số 312 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, quận Tây Hồ.
TP HCM: Chùa Thiền Giác (Thiền Giác tự), số 111, Đường 711, Khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.