Kiến thức phật giáo

Tụng kinh sám hối ra sao để vĩnh viễn chừa bỏ sai lầm, giải trừ được nghiệp chướng?

Phap Ngo Thich

Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Tụng kinh sám hối tại gia là điều khá nhiều người...

sám hối , tụng kinh , niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Tụng kinh sám hối tại gia là điều khá nhiều người thực hiện ngày nay. Trong bài viết này, Tử Vi Số xin được gửi đến các bạn 8 bài kinh sám hối hằng ngày để các bạn cùng tham khảo, cúng sám hối tại gia.

Sám hối là gì?

Nguồn gốc của nghĩa "sám hối" là từ chữ "posatha" hay "uposatha" (Tàu âm là bố-tát), chỉ có nghĩa đơn thuần là ngày thọ trì bát quan trai giới hay là ngày đọc tụng giới bổn của tỳ-khưu Tăng.

Nói một cách dễ hiểu, sám hối tức là tự hổ thẹn, ăn năn, hối hận về những lỗi lầm mà bản thân mình đã gây nên. Từ đó sẽ nguyện không tái phạm lỗi lầm ấy nữa. Tuy nhiên, việc sám hối không có nghĩa rằng cứ có lỗi lầm rồi thực hiện sám hối xong là hết, là lại có thể gây nên lỗi lầm khác. Nếu sám hối như vậy thì sẽ chẳng còn có ý nghĩa và cũng không phải là phương pháp sám hối mà nhà Phật dạy.

Trong đạo Phật, mọi lỗi lầm phát sinh từ thân, miệng, ý tức là thân làm điều ác, miệng nói điều ác, ý buông lung niệm ác thì mọi người nhận ra lỗi lầm có thể sám hối nhưng phải quyết tâm không được phạm phải sai lầm đó nữa. Như vậy thì việc sám hối mới có ý nghĩa.

Sám hối là để sửa mình, để nâng cao phẩm giá, hạnh lành của bản thân. Bên cạnh đó, nếu phạm lỗi lầm, chịu khó sám hối, quyết không tái phạm thì còn giúp cho thân tâm của người đó cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, không phiền muộn, lo lắng.

Đạo Phật thường lấy ngày 14 và 30 Âm lịch để làm ngày sám hối, vậy nên cũng có nhiều Quý Phật tử thường đến chùa vào 2 ngày này.

Riêng các Phật tử có thể nguyện thọ trì mỗi tháng bao nhiêu ngày cũng được cả. Mỗi lần như vậy, họ nguyện giữ 8 giới trong một ngày, một đêm.

Ý nghĩa của việc tụng kinh sám hối

Như vậy, sám hối của Phật giáo nổi bật hai ý nghĩa chính là: Ăn năn xin chừa bỏ lỗi trước và nguyện thay đổi từ đây về sau.

Sám hối những giới đã phạm

Nếu tội lỗi mà có hình tướng thì dẫu cả hư không vô tận kia cũng không chứa hết tội lỗi của chúng sanh đã tạo tác từ vô thủy đến nay. Quả vậy, chúng ta đã từ vô lượng kiếp trôi lăn, tội lỗi chất chồng lớp lớp, truyền nối nhiều đời thật không kể xiết được.

Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta đã mang sẵn nhiều chủng nghiệp khác nhau, tạo nên những cá tính khác nhau. Ai ai cũng chứa đầy những giống loại tâm lý, tính tình, khả năng, thói quen, ác tật phức tạp. Những tham, sân, mạn, tật đố, hiềm hận, bạc ơn, phản phúc, bỏn xẻn...đã có đầy đủ ở trong mỗi chúng ta.

Các hạt giống này đã có sẵn, do duyên sanh, hiện hành... làm nhân, làm quả tương tục, liên miên, bất tận. Tất cả những "tiền khiên tội lỗi" ấy, chúng đã đâm chân mọc rễ nhiều đời, mọi phương cách sám hối đều không thể rửa sạch. Chỉ có tu tuệ quán mới có thể bứng nhổ được, không còn sanh khởi.

Tuy nhiên, những tội lỗi chúng ta làm trong hiện tại, sau khi sám hối, nguyện ăn năn chừa bỏ, chúng ta sẽ thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng, sẽ không còn bị ám ảnh về tội lỗi nữa. Thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (Tâm sở hối (kukkucca): Là trạng thái tâm hối hận, ray rứt, bất an, nóng nảy, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi… nên thuộc về tâm sở bất thiện.

Ngược lại là ăn năn sám hối; sau khi ăn năn sám hối, tâm ta trở nên lắng dịu, nhẹ nhõm, thư thái thuốc về tâm sở thiện (khinh an: kāyalahutā - cittalahutā)) là ý nghĩa rất quan trọng, rất có lợi ích do nhờ sám hối đúng đắn mang lại.

Nguyện từ nay về sau xin chừa bỏ

Khi đã xin từ bỏ thì sẽ không còn dám tái phạm, từ nay về sau cố gắng sống cho tốt hơn, cố gắng phát triển những hạnh lành, những đức tính thanh cao.

Quả vậy, nếu xấu ác là quá nhiều như hư không vô tận không thể chứa hết thì những hạnh lành, những đức tính tốt đẹp, cao cả ở trong tâm chúng ta có được từ "vô thỉ dĩ lai" (Vô thỉ dĩ lai: Vô thỉ là không có đầu, lai là lại; ý nói "từ khởi thủy rất lâu xưa đến nay") cũng nhiều đến vô biên vô lượng. Những đức tính ấy, những thiện pháp thanh lương và cao sáng ấy ví dụ như: chân thật, nhẫn nại, từ ái, đức tin, tấn, niệm, vô tham, vô sân, tàm, quý...

Ý nghĩa sám hối không chỉ đơn thuần là chừa bỏ ác xấu mà còn phát triển những hạnh lành nữa vậy. Phải làm cho những cái xấu ác không có cơ hội nẩy nở, tăng trưởng; mà chúng ta phải tạo duyên, điều kiện tốt cho những mầm giống thiện nẩy sinh, đâm chồi, ra hoa, kết trái nữa.

Ghi nhớ lời Phật dạy để buông bỏ sân si, sống một đời an nhiên hạnh phúc

Cách khấn nguyện kinh sám hối tại nhà

Dù là ai đi nữa, hãy chọn phương pháp đơn giản nhất và tùy duyên thực hiện, chỉ cần cầu nguyện, niệm Phật, lạy Phật với tâm thành kính, tâm bình an đều mang lại hiệu quả.

Mặc dù bài khấn nguyện này khá dài, nhưng khi đã hiểu đúng về sám hối, bạn sẽ thấy nghĩa lý vô cùng viên mãn, công năng diệu kỳ, người bệnh hay muốn giải oan kết áp dụng được thì càng thiết thực.

Thời gian

Thời điểm tốt nhất để khấn là mỗi buổi sáng khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào buổi lễ công phu sáng hay tối.

Ngoài ra, bạn có thể tiến hành khấn bất cứ giờ nào trong ngày hay khấn thầm cũng rất tốt.

Cách làm

Chúng ta cần lạy với tâm chí thành kính và khi lậy thì nên lạy thật chậm rãi. Trong phần sám hối, chúng ta có thể lạy từ 3 đến 108 lạy mỗi ngày, tùy vào ngày 15, 30 hay ngày lễ Sám Hối.

Sau đó, chúng ta cắm hương và quỳ đọc văn khấn cầu nguyện sám hối.

Lưu ý khi tụng bài sám hối hàng ngày

Trong bài kinh sám hối hàng ngày có phần Sám hối riêng. Khi tụng (khấn), các bạn cần nói rõ các tội mà mình đã làm, rồi sau đó cầu nguyện chư Phật, Bồ Tát chứng minh cho lòng thành muốn sám hối của mình.

Đồng thời, cần nguyện rõ ràng, với tâm hướng thiện, từ nay sẽ thành tâm tu học, sửa tánh, sửa tâm, giữ tâm ý thanh tịnh để nghiệp tội được tiêu trừ.

Ngoài bài khấn nguyện sám hối tụng hàng ngày kể trên, với người học Phật, nên tìm hiểu và tụng kinh sám hối Hồng Danh để được chư Phật, Bồ Tát độ trì.

Ngoài cách sám hối, mọi người cũng có thể nghe Chú Đại Bi hàng ngày để được tiêu tai giải nạn, hưởng vô vàn lợi ích từ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bài khấn nguyện sám hối số 1

Dâng hương và cắm hương xong, quỳ đọc:

Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Chư Phật Bồ Tát (3 lần)

Nam Mô Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát.

Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)

Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc. (1 lạy)

Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,

Những vong linh, sinh vật có thể con vô tình đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ, trong nhiều kiếp trước,

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.

Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành muốn sám hối của con. (1 lạy)

(Ghi chú: Nếu quý vị làm lễ Sám Hối riêng, hãy đọc lại câu“Hết thảy các tội con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng Sám Hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (54 hoặc 108 lạy.)

Lưu ý: Sau khi suy nghiệm về lỗi lầm của mình và đọc bài Sám Hối xong, bạn phải phát tâm thực hành tu học, giữ tâm ý của mình trong Tình thương, Bình đẳng và Trí tuệ, chứ không nên để tâm của mình trong ý niệm mặc cảm tội lỗi.

Hồi hướng/Phát nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.

Con xin hồi hướng, chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân…(tên…) Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.

Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật , Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Bài khấn nguyện sám hối số 2

(Mỗi ngày tụng 2 lần, tốt nhất niệm tiếp Phật hiệu 15 phút, lúc này có thể siêu độ oán thân trái chủ.)

Hướng về tất cả (oán thân trái chủ)

Sám hối phát nguyện

Những vị thiện Bồ Tát đã bị chúng tôi làm tổn hại trong nhiều đời nhiều kiếp:

Vô cùng ăn năn xin lỗi (1 lạy)

Xin lỗi, tôi sai rồi (1 lạy)

Xin lỗi, tôi sai rồi (1 lạy)

Xin lỗi, xin tha thứ (1 lạy)

Tôi từ vô thỉ sanh tử đến nay, mê lầm điên đảo, tạo tác đủ thứ tội nghiệp, cố ý hoặc vô ý xúc phạm, tổn hại thậm chí giết hại quý vị, làm cho thân tâm quý vị đã phải chịu đựng dằn vặt tột cùng trong luân hồi, chịu đựng vô lượng đau khổ, đã tăng thêm vô lượng phiền não, khiến cho quý vị đến nay trong u minh không được giải thoát. Tôi sâu sắc cảm thấy tội nghiệp của mình sâu nặng, tội nặng cực ác, quả là không thể tha thứ. Đây đều là do tham, sân, si,

1