Trong linh đạo Trúc Lâm, Trầm Tuệ muốn chia sẻ lại nghi thức sám hối sáu căn và tụng giới theo nghi thức thiền môn được các quý Thầy trong Thiền phái Trúc Lâm biên soạn để tụng đọc hàng ngày.
Kệ nguyện hương: Kính hương bái phục
Trầm thuỷ, rừng thiền hương sực nức, Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng. Ðao giới vót thành hình non thẳm, Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng. Nam Mô Bồ Tát Hương cúng dường. (3 lần rồi đứng lên)
Tán Phật: Tín ngưỡng và cúng dường
Ðại từ, đại bi thương chúng sanh, Ðại hỷ, đại xả cứu hàm thức. Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ:
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng, bậc Hiền thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
Tán Pháp: Hiểu và tu tập Pháp Bồ Tát
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con nghe thấy vâng gìn giữ, Nguyện hiểu nghĩa chơn đức Thế Tôn. Quy kính Phật, Bồ Tát trên hội Bát Nhã. (3 lần)
Tâm kinh trí tuệ cứu cánh rộng lớn: Lắng nghe sự truyền cảm của Bồ tát Quán Tự Tại
Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách. (1 chuông) Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. (1 chuông) Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc. (1 chuông)
Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.
Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha". (3 lần)
Lễ Phật tổ: Kính mừng các vị Tổ phất đèn
- Chí tâm đảnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi.
- Chí tâm đảnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni.
- Chí tâm đảnh lễ: Vị lai phật di lặc Tôn.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Đại Ca Diếp.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư A Nan.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Khả.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Năng.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Pháp Loa.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huyền Quang.
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam.
Bài sám hối sáu căn: Thành tâm ăn năn và nhận biết lỗi lầm
(Quỳ tụng)
- Chí tâm sám hối: Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay, Bỏ mất bản tâm không biết chánh đạo. Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm; Không sám lỗi trước khó tránh lỗi sau.
1.- Nghiệp căn Mắt là: Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh, Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật. Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành, Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến. Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai, Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù. Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang, Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục. Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn, Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái. Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô, Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu. Hoặc đến Tam bảo, hoặc vào chùa chiền, Gần tượng, thấy kinh mắt không thèm ngó. Phòng Tăng, điện Phật gặp gỡ gái trai, Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục. Không ngại Hộ pháp, chẳng sợ Long thần, Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi. Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ðều từ mắt sanh, phải sa địa ngục. Trải hằng sa kiếp, mới được làm người, Dù được làm người, lại bị mù chột.
2.- Nghiệp căn Tai là: Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà, Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng. Sáo đàn inh ỏi, Bảo khúc Long ngâm, Văng vẳng mõ chuông, coi như ếch nhái. Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ, Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai. Thoảng nghe khen hão, khấp khởi mong cầu, Biết rõ lời lành, đâu từng ưng nhận. Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi, Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích. Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh, Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc. Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm, Nghe nửa câu kinh, liền như tai ngựa. Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ðầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết. Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác Hết nghiệp thọ sanh, lại làm người điếc.
3.- Nghiệp căn Mũi là: Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào, Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh. Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi, Giới định huân hương, chưa từng để mũi. Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài, Nghển cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói. Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể, Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi. Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa, Cây giác hoa tâm, xoay đi không đoái. Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau, Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt. Chẳng ngại tanh hôi, không kiên hành tỏi, Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ. Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng, Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch. Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng, Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng. Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm, Không biết không hay, đều do nghiệp mũi, Những tội như thế, vô lượng vô biên, Sau khi mạng chung, đều vào địa ngục. Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng, Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.
4.- Nghiệp căn Lưỡi là: Tham đủ mọi thứ, thích xét ngon dở, Nếm hết các thứ, rõ biết béo gầy. Sát hại sinh vật, nuôi dưỡng thân mình, Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú. Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông. Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu. Hoặc đến đàn chay, cầu thần lễ Phật, Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong. Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều, Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc cháo. Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan, Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi. Bày tiệc đãi khách, cưới gả cho con, Giết hại chúng sanh, vì ba tấc lưỡi. Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm, Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi. Chửi mắng Tam bảo, nguyền rủa mẹ cha, Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người. Chê bai người khác, che dấu lỗi mình, Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ. Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo, Xua đuổi Tăng Ni, chửi mắng tôi tớ. Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn, Tô vẽ điều sai, nói không thành có. Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông, Tán dóc Tăng phòng, ba hoa điện Phật. Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ví như cát bụi, đếm không thể cùng. Sau khi mạng chung, vào ngục Bạt thiệt Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi. Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh, Dù được làm người, lại bị câm bặt.
5.- Nghiệp căn Thân là: Chứng kiến và chấp nhận trách nhiệm của thân Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình, Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp. Chấp cho là thật, quên mất pháp thân, Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp: a.- Nghiệp Sát Sanh là: Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ, Giết hại bốn loài, đâu biết một thể. Lầm hại cố giết, tự làm dạy người, Hoặc tìm thầy bùa, đem về ếm đối. Hoặc làm thuốc độc, để hại sanh linh, Chỉ cốt hại người, không hề thương vật. Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối, Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim, Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm, Cử động vận hành, đều là tội lỗi.
b.- Nghiệp Trộm Cắp là: Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà, Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi. Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham, Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận. Không những vàng ngọc, mới mắc tội to, Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.
c.- Nghiệp Tà Dâm là: Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son, Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục. Hoặc nơi đất Phật, chánh điện phòng Tăng, Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn. Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai, Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp. Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ðến lúc mạng chung, đều vào địa ngục. Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng, Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.
6.- Nghiệp căn Ý là: Kiểm soát tâm trí và niềm tin trí tuệ Nghĩ vơ, nghĩ vẩn, không lúc nào dừng, Mắc mưu tình trần, kẹt tâm chấp tướng. Như tầm kéo kén, càng buộc càng bền, Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt. Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sinh Não loạn tâm thần, đều do ba độc.
a.- Tội keo tham là: Âm mưu ghen ghét, keo cú vét vơ, Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ. Của chứa tợ sông, lòng như hũ chảy, Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy. Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét, Lụa là chất đống, nào có giúp ai, Ðược người mấy trăm, chưa cho là nhiều, Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn. Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai, Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí. Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo, Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.
b.- Tội nóng giận là: Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu, Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí. Không riêng người tục, cả đến thầy tu, Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích. Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy. Buông lời hại vật, cất tiếng hại người, Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm. Bàn thiền tợ Thánh, trước cảnh như ngu, Dầu ở cửa Không, chưa thành vô ngã. Như cây sanh lửa, lửa cháy đốt cây, Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.
c.- Tội ngu si là: Vô tri và bất công Căn tánh dần độn, ý thức tối tăm, Chẳng hiểu tôn ty, không phân thiện ác. Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay, Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt. Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân, Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp. Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ðến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục. Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng, Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.
Chúng ta đã lạc lối trong cuộc sống, ai cũng mắc ít nhiều sai lầm. Để có lòng ăn năn, chúng ta cần tìm phương pháp để tiêu trừ lỗi lầm. Trong đạo Phật, sám hối là cách để trở về căn gốc, xa lìa lầm mê, và phát triển trí tuệ.
Ý nghĩa của việc sám hối là để tỏ lòng ăn năn và nhận biết lỗi lầm. Chính từ việc này, chúng ta có thể trở về căn nguồn, xa lìa lầm mê và phát triển trí tuệ. Hãy thực hành sám hối hàng ngày để cải thiện tâm lý và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Ảnh minh họa: Nghi thức sám hối sáu căn và tụng giới Thiền phái Trúc Lâm