Kiến thức phật giáo

Các ngày lễ Phật Giáo trong năm và những việc nên làm

Phap Ngo Thich

Các ngày lễ Phật Giáo trong năm là những sự kiện đáng chú ý và được nhiều Phật tử quan tâm. Đây là những dịp quan trọng để chúng ta thể hiện lòng thành kính,...

Các ngày lễ Phật Giáo trong năm là những sự kiện đáng chú ý và được nhiều Phật tử quan tâm. Đây là những dịp quan trọng để chúng ta thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ chư vị Phật, Bồ Tát. Hôm nay, hãy cùng theo bước Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu chi tiết hơn về những ngày này nhé.

1. Các ngày lễ Phật trong năm

Đa số đệ tử biết Phật Giáo có 2 tháng lễ lớn là tháng 4 âm lịch (tháng Phật Đản) và tháng 7 âm lịch (lễ Vu Lan Báo Hiếu). Tuy nhiên, rải rác trong năm cũng còn rất nhiều ngày lễ quan trọng khác theo âm lịch như sau:

1.1. Tháng 1

1.2. Tháng 2

  • Ngày mùng 8: ngày vía phật thích ca Mâu Ni xuất gia.
  • Ngày mùng 15: Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn.
  • Ngày mùng 19: Ngày vía của Mẹ Quan Thế Âm đản sinh.
  • Ngày mùng 21: Ngày vía của phổ hiền bồ tát .

1.3. Tháng 3

  • Ngày mùng 19: Ngày vía của Bồ Tát Chuẩn Đề.

1.4. Tháng 4

  • Ngày mùng 4: Ngày vía của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
  • Ngày mùng 15: Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh.

1.5. Tháng 6

  • Ngày mùng 19: Ngày vía Ngài Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo.

1.6. Tháng 7

  • Ngày mùng 13: Ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát.
  • Ngày mùng 15: Lễ Vu Lan.
  • Ngày mùng 30: Ngày vía của Địa Tạng Vương Bồ Tát.

1.7. Tháng 9

  • Ngày mùng 19: Ngày vía Ngài Quán Thế Âm xuất gia.
  • Ngày mùng 30: Ngày vía của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Phật.

1.8. Tháng 10

  • Ngày mùng 5: Ngày vía của Tổ Sư Đạt Ma.

1.9. Tháng 11

  • Ngày mùng 1: Ngày giỗ của Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
  • Ngày mùng 17: Ngày vía đức của đức Phật A Di Đà.

1.10. Tháng 12

  • Ngày mùng 8: Ngày vía Ngài Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo.

2. Những việc nên làm vào các ngày lễ Phật giáo

Những ngày lễ này được nhiều chùa, Phật tử ghi nhớ và tổ chức các buổi lễ để tưởng niệm và nhớ ơn các Ngài. Ngoài ra, các Phật tử cũng nên làm những việc thiện sau đây để gieo duyên với các vị chư Phật và Bồ Tát.

2.1. Ăn chay

Ăn chay là một trong những việc làm mà đạo Phật luôn khuyến khích các đệ tử. Việc ăn chay không chỉ đơn giản là không sát sinh, mà còn nuôi dưỡng lòng từ bi trong mỗi người. Điều này tương tự với việc phóng sinh, nhưng là phóng sinh ngay trên bàn ăn của mình.

Thông thường, các đệ tử thường ăn chay vào mùng 1, 15 hoặc các ngày thập trai (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30). Riêng với các tháng lớn như tháng 4 (lễ Phật Đản) và tháng Vu Lan (tháng 7), rất nhiều người phát nguyện ăn chay cả tháng.

2.2. Phóng sinh

Phóng sinh đã trở thành việc thiện nguyện mà rất nhiều đệ tử Việt Nam thường làm. Người ta thường phóng sinh các động vật như cá, chim, lươn, rùa, cua... Đây là hành động nhân văn, từ bi, thể hiện Phật tính trong mỗi người. Điều này không chỉ bảo vệ môi trường, hệ sinh thái mà còn giúp chúng ta nuôi dưỡng một trái tim yêu thương, công bằng và gieo thiện duyên, phước lành cho nhiều kiếp.

2.3. Dọn dẹp nhà cửa, lau bàn thờ sạch sẽ

Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ vào những ngày lễ Phật tử cũng thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật. Đồng thời, vào các ngày lễ Phật Giáo lớn, chúng ta nên dâng lên nước sạch, hoa tươi, trái cây để bày tỏ lòng thành của mình.

2.4. Đi chùa nghe giảng đạo, phụ giúp nhà chùa làm lễ

Vào những ngày này, chùa thường tổ chức các buổi lễ tưởng niệm, biết ơn hay các buổi thuyết giảng để nghe giáo lý của đạo Phật. Các nhà chùa cũng thường nhờ các đệ tử đến làm các việc công quả như quét dọn, nấu cơm chay... Điều này giúp chúng ta làm công đức, mở mang trí tuệ, hiểu hơn về Phật đạo, dẹp bỏ những suy nghĩ sai lầm và những thói quen ác. Ngoài ra, việc lên chùa dâng hương vào những ngày này cũng giúp tâm hồn chúng ta thanh thản và vui vẻ.

2.5. Làm nhiều việc thiện nguyện, bố thí

Dù là ngày lễ hay ngày bình thường, Phật tử cũng nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Làm việc thiện, bố thí không chỉ giúp người khác mà còn giúp bản thân mình. Làm việc thiện là một cách để hóa giải những nghiệp chướng của mình và tăng thêm phước thiện. Tuy nhiên, việc làm việc thiện nên xuất phát từ tâm và quý vị nên làm như tâm quý vị muốn. Đây cũng là một cách thực hành tu tập.

2.6. Niệm Phật, trì chú, tụng kinh

Đây là việc đơn giản nhưng là cách rất hiệu quả để kết nối với chư vị Phật, Bồ Tát. Hàng ngày hoặc các ngày như ngày mồng 1, ngày 15 hay các dịp lễ, hãy cố gắng dành thời gian tụng kinh , trì chú. Việc này không chỉ giúp bạn mở rộng trí tuệ mà còn gieo được nhiều phước lành cho đời sau và sớm đạt được giác ngộ. Không chỉ thế, kinh chú còn có thể giúp người trì hành tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật, đúng là công đức vô lượng.

3. Những điều kiêng kị vào ngày Lễ Phật

Bên cạnh đó, Phật tử cũng nên lưu ý không được làm những việc sau:

3.1. Đối với nơi thờ tại gia

Đối với ngày này, các Phật tử không nên sát sinh để ăn uống hoặc chúc mừng vui thú. Đặc biệt, không nên tổ chức rượu bia hay nhậu nhẹt. Điều này sẽ làm quý vị tạo thêm nhiều ác nghiệp vì đã vi phạm vào ngũ giới của nhà Phật là sát sinh và uống rượu. Cũng làm mình dễ cuốn theo thói sống hưởng thụ, trái với tinh thần nhà Phật. Quý vị nào thờ Phật tại gia cũng nên lưu ý, các ngày lễ Phật cũng không được cúng đồ ăn mặn nhé.

3.2. Khi đi chùa

Chùa là nơi linh thiêng, quý vị đi chùa rất tốt nhưng nên tránh chụp ảnh, quay phim, cười nói lớn ở những nơi trong chùa hay trong các buổi lễ. Ngoài ra, khi đi chùa không nên nói những lời không hay như chửi bậy, chửi thề... và tránh mặc quần áo không trang nghiêm như áo ngắn hay váy ngắn. Đối với gia đình có con nhỏ, cũng nên chú ý không để các bé chạy nhảy lung tung và làm ảnh hưởng đến người khác. Những điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm và thanh tịnh của chốn chùa chiền, ảnh hưởng tới sự tôn kính của bạn dành cho Đức Phật.

Các ngày lễ Phật Giáo đã trở thành những ngày quan trọng trong đời sống tinh thần của các Phật tử. Những dịp như này giúp các Phật tử càng thêm gắn bó, động lực và vững vàng trên con đường tìm giác ngộ.

1