Kiến thức phật giáo

Ý nghĩa & nghi thức tụng kinh A Di Đà đầy đủ nhất

Phap Ngo Thich

Kinh A Di Đà là bản kinh được truyền tụng phổ biến hàng ngày trong đời sống đạo của các phật tử ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Kinh này không...

Kinh A Di Đà là bản kinh được truyền tụng phổ biến hàng ngày trong đời sống đạo của các phật tử ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Kinh này không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng mà còn chứa đựng nhiều nội dung sâu sắc do đức phật thích ca mâu ni giảng nói. Qua kinh A Di Đà, chúng ta có thể tìm hiểu về công đức của đức Phật và ước nguyện được sanh vào cõi Cực Lạc.

I. Kinh A Di Đà bắt nguồn từ đâu?

Kinh A Di Đà là bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh, được dịch từ phạn bản sang Hán bản. Bản kinh trong bài viết này là bản dịch của pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần - dịch từ toàn tập Tịnh Độ từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch.

Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - Dhyàna Sutra) cho biết, nguyên lai giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La, hoàng hậu cũng bị giam giữ. Hoàng hậu thỉnh Đức Phật cho bà ở một nơi tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy.

Đức Thế Tôn hiện thân lên trước bà và hiện thị cho bà thấy tất cả các Phật độ và bà đã chọn quốc độ của Phật A Di Đà. Bà được Phật chỉ cách tụng niệm về Phật độ này để sau này được thác sinh vào đó. Ngài vừa giảng giáo Phật A Di Đà vừa dạy bà bằng giáo pháp của riêng Ngài.

II. Ý nghĩa của kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà là bản kinh khen ngợi công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Bản kinh này truyền tải những nội dung sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nói. Như ý Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”

Pháp niệm kinh A Di Đà là chỉ tâm hành trì chứ không giúp chúng ta đạt đến tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô lượng thọ, vô lượng quang hay pháp giới tạng thân.

Xét theo không gian, vô lượng là vô lượng quang, nếu xét theo thời gian là vô lượng sẽ là vô lượng thọ. Hiểu là Pháp thân (Dharma - kàya). Pháp Thân này được coi Báo thân (Sambhoga - kàya) nếu Phật được coi là như là đức Phật giáng thế. Nếu Ngài được coi như là Bồ Tát đang dần tiến lên Phật quả thì Ngài là vị Phật sẽ thành như Bồ Tát Cần Khổ.

Nói một cách chính xác, nếu chúng ta mô tả Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, có nghĩa Vô lượng quang chính là biểu tượng của Phật trí, Vô lượng thọ là biểu tượng của tâm giải thoát. Vô lượng quang mang ý nghĩa là Vô lượng thọ, nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô tận, tất cả đều giải thích về Vô lượng.

III. Nghi thức tụng kinh A Di Đà Việt nghĩa

Chúng con nguyện cầu đức Phật A Di Đà, thị từ chấn tích quang lâm, phóng ngọc hào quang, tiếp dẫn chư hương linh, vong linh, cửu huyền thất tổ, thập nhị loại cô hồn, ngạ quỷ hà xa, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị, nam nữ thương vong lai đáo Phật tiền, thính pháp văn kinh, tóc thoát mê đồ siêu sanh Tịnh độ.

Nghi thức tụng kinh A Di Đà không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho chúng ta trong cuộc sống. Bằng việc tụng kinh này, chúng ta có thể tạo dựng tâm hồn thanh tịnh, tìm thấy bình an và niềm vui trong cuộc sống.

TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:

Án lam. (7 lần)

TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:

Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)

TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:

Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

ÁN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:

Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)

PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:

Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)

NGUYỆN HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương. Phưởng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo, Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sinh, Cầu Phật từ gia hộ, Tâm Bồ Đề kiên cố, Xa bể khổ nguồn mê, Chóng quay về bờ Giác.

TÁN PHẬT

Đấng Pháp Vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng. Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loài. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận.

QUÁN TƯỞNG

phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng . Đạo cảm thông không thể bàn, Lưới đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời Trước bảo tọa thân con ảnh hiện. Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh phổ hiền bồ tát , Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát,

1