Kiến thức phật giáo

Ý nghĩa ba ngày vía Quan Âm Bồ Tát – 19/2, 19/6, 19/9

Phap Ngo Thich

Hằng năm, những người theo đạo Phật trên khắp thế giới tổ chức lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm vào ba ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 theo lịch âm. Tuy nhiên, chỉ ít người...

Hằng năm, những người theo đạo Phật trên khắp thế giới tổ chức lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm vào ba ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 theo lịch âm. Tuy nhiên, chỉ ít người hiểu rõ ý nghĩa thực sự của ba ngày vía này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ba ngày vía Quan Âm Bồ Tát - 19/2, 19/6, 19/9.

Bồ Tát Quan Âm là ai?

Bồ Tát Quan Thế Âm, hay còn được gọi là Bồ Tát Quan Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva), xuất hiện nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni... và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ Tát. Ngài được xem là vị Đại bi nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Bồ Tát Quan Thế Âm thường được hình dung dưới hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật... có lẽ liên quan đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo... theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quan Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật.

Ý nghĩa số 19 trong ngày vía Quan Thế Âm

Mỗi người chúng ta đều có sáu căn, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu giác quan này có sáu đối tượng gọi là sáu trần, mắt thì đối sắc, tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi hương, lưỡi đối với vị nếm, thân đối với xúc chạm, ý thì đối với phân biệt.

Sáu căn duyên với sáu trần bên ngoài sinh ra sáu phân biệt gọi là sáu thức: Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức. Thức là phân biệt; hễ còn phân biệt còn khổ nên người tu phải chuyển thức thành trí (vô sư trí). Có trí thì hết khổ.

Vì vậy, sáu căn, sáu trần, sáu thức và Trí là 19, do đó ngày vía Quan Âm là 19.

Ý nghĩa ngày 19/02

Con người thường hay phân biệt (nhị biên), buồn - vui, thương - ghét, thuận - nghịch, sự - lý,... Do ta chấp trước mà gây ra nhiều đau khổ. Nhờ trí tuệ mà chuyển được hai cái chấp đối nghịch này thành như thật, nhất như không còn chấp trước. Thể hiện cho chơn đế và tục đế, lý sự được viên dung.

Ý nghĩa ngày 19/06

Khi Bồ Tát đã chuyển thức thành trí thì Ngài dùng pháp môn lục độ Ba-la-mật tức là dùng sáu pháp độ chúng sinh qua được bờ giải thoát, giác ngộ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Do làm tất cả hạnh nguyện với tinh thần Ba-la-mật, nên viên dung giữa mình và người, không có tâm mong cầu sở hữu, đồng cảm với cái khổ người. Nhờ thế mà giúp được người một cách trọn vẹn.

Tượng Ngài Quan Âm Ngồi, Chất Liệu Composit, 19 inch

Ý nghĩa ngày 19/09

Theo pháp môn niệm Phật, ai niệm danh hiệu Phật thì khi mất đi sẽ được vãng sinh Tịnh độ; nhưng tùy theo công năng niệm Phật, tùy theo phẩm hạnh của thần thức vị được vãng sinh mà sẽ có hóa hiện một hoa sen tương ứng. Tựu trung có 9 phẩm sen tương ứng với 9 loại căn cơ phẩm hạnh vãng sinh.

Cửu Phẩm Liên Hoa gồm có: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm.

Thượng phẩm: Thượng phẩm thượng sinh, Thượng phẩm trung sinh, Thượng phẩm hạ sinh.

Trung phẩm: Trung phẩm thượng sinh, Trung phẩm trung sinh, Trung phẩm hạ sinh.

Hạ phẩm: Hạ phẩm thượng sinh, Hạ phẩm trung sinh, Hạ phẩm hạ sinh.

Ngày vía Phật Quan Thế Âm Bồ Tát nên làm gì?

Có rất nhiều việc mà người ta thường làm trong ngày vía, như ăn chay, lên chùa, trì tụng chú Đại Bi, in ấn kinh, làm từ thiện, phóng sinh để tạo thêm phước lành. Điều này đều rất tốt.

Nếu không có điều kiện hoặc không biết làm gì, bạn cũng chỉ cần không tạo thêm tội, giữ tâm trong sạch, không nói điều ác, không làm điều ác, tha thứ cho tất cả mọi người. Hoặc bạn có thể thề nguyện 3 điều sau:

Xin nguyện yêu thương bản thân

Thương yêu bản thân là mình thương hết toàn thân tâm của mình, luôn chấp nhận con người thật, kể cả điều xấu lẫn điều tốt. Khi yêu thương bản thân, bạn có thể giúp cho chính mình có cơ hội phát triển và hoàn thiện bản thân hướng đến những điều tốt đẹp.

Xin nguyện nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh và nghịch duyên

Nhẫn nhịn giúp ta giữ được tâm điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi gặp thuận cảnh và nghịch duyên. Tuy nhiên, chúng ta nhẫn nhịn để tâm ta được thanh nhàn, không nên nhẫn nhịn để trả thù.

Xin nguyện lắng nghe sâu sắc nỗi thống khổ của mọi người xung quanh

Việc lắng nghe giúp ta hiểu rõ hơn về những nỗi thống khổ, buồn phiền của những người xung quanh. Nó cũng giúp ta phát sinh tâm từ bi, từ đó giúp đỡ và chia sẻ khó khăn của họ.

Tượng Đức Quan Thế Âm Bằng Gỗ Bách, Cao 28cm

Cách bày trí bàn thờ và sắm lễ thờ Bồ Tát Quan thế Âm tại nhà

Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm và thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà. Tuy nhiên, còn nhiều người chưa biết cách thức bày trí bàn thờ và cúng dường Bồ Tát Quan Thế Âm đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Cách bày trí bàn thờ

  • Nên đặt bàn thờ theo hướng "tọa Tây hướng Đông". Tránh quay tượng Quan Âm vào các hướng có nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ và phòng ăn.
  • Tượng được đặt nên tránh hướng cửa và hành lang để tránh xung khí.
  • Không đặt bàn thờ ngang hoặc dưới bàn thờ gia tiên.
  • Cách trình bày: Trên bàn thờ chính giữa là tượng Phật và bát hương thờ dưới chân Phật. Hai bên là hai cây đèn hoặc hai ly nước. Hai bên phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả.

Chú ý khi đặt bàn thờ tại nhà:

  • Hai ly nước nên thay hằng ngày bằng nước tinh khiết, nước lọc.
  • Nhang cần được thay hằng ngày.
  • Không để bàn thờ bụi bẩn.

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát Ngồi Đế Sen Vẽ, Bột Đá, Cao 30cm, 40cm, 48cm

Sắm lễ cúng dường:

  • Sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, đèn, oản phẩm, xôi chè. Không nên cúng dường các đồ ăn mặn như thịt, các món có tỏi, hành,...
  • Hoa tươi lễ Phật như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,... Không nên chọn các loại hoa dại, hoa tạp.
  • Không nên bày bàn cỗ như yến tiệc để cúng dường Phật, chỉ cần hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nước trong là đủ.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, chúng ta chỉ cần thành tâm hướng về Ngài bởi Phật luôn hiện diện trong tâm lòng của chúng ta.

Đơn vị cung cấp tượng Phật Quan Âm uy tín, chất lượng

Tại Vật phẩm Phật giáo - trang thương mại điện tử chuyên cung cấp các vật phẩm Phật giáo với sự bảo trợ của chư tôn đức và Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các mẫu tượng Phật Bồ Tát Quan Âm đẹp nhất và giá cả hợp lý. Đơn vị này có đội ngũ nghệ nhân tài năng và quy trình chế tác chuyên nghiệp để tạo ra những sản phẩm tượng Phật hoàn hảo.

Tượng Phật Bồ Tát Quan Âm tại Vật phẩm Phật giáo đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ.

Để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

  • Hotline: 08.6767.1366
  • Email: info@vatphamphatgiao.com

Hà Nội: Chùa Thiên Niên (tức chùa Trích Sài hoặc Thiên Niên tự), số 312 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, quận Tây Hồ.

TP HCM: Chùa Thiền Giác (Thiền Giác tự), số 111, Đường 711, Khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.

1