Kiến thức phật giáo

Xưởng Tượng Gỗ: Nghệ thuật vẽ đẹp tự nhiên

Phap Ngo Thich

Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều các vị Bồ Tát, nhưng có lẽ Phật Quan Âm là vị Bồ Tát được biết đến nhiều nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của...

Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều các vị Bồ Tát, nhưng có lẽ Phật Quan Âm là vị Bồ Tát được biết đến nhiều nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của lòng đại bi và cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế, Tượng phật Quan Âm đang được rất nhiều người ưu chuộng để thờ cúng trong gia đình.

Tượng Gỗ phật Quan Âm và truyền thuyết về Phật Quan Âm:

Phật Quan Âm là ai?

Quan Âm gọi đủ là Quan Thế Âm, nhưng vì người đời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chỉ "Thế" nên gọi tắt là Quan Âm. Rồi từ đó trở về sau, nhiều người gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệu Quan Âm Bồ Tát và được dùng phổ biến đến ngày nay.

Người đời coi lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát như tình mẹ thương con vô bến, vô bờ, cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua hình tượng một người phụ nữ và thường gọi Ngài là: "Phật Bà Quan Âm".

Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.

Truyền thuyết về Phật Quan Âm

Phật Bà Quan Âm xuất hiện dưới nhiều hình dáng để cứu độ chúng sanh, đặc biệt là trong những nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không có con cũng thường cầu Phật Bà Quan Âm.

Quan Âm cũng thường được nói đến bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm hai mươi lăm với tên Phổ môn, những công hạnh của Bồ Tát trình bày cụ thể và tán thán. Tại Việt Nam và Trung Quốc, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Trong lịch sử, văn học bác học (Tây Du Ký của Trung Hoa), văn học nhân gian, hay trong kinh sách nhà Phật Thì Phật Bà Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có sức mạnh nhất, chỉ sau Phật Tổ.

Ở đây có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa- giác tha, ý là giúp đỡ và giác ngộ người khác - vì thế có thể Phật giáo Đại thừa đã đưa người lên tầm quan trọng như vậy, không giống với Phật giáo Tiểu thừa.

Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quan Âm. Ở từng ngôi chùa, thường thì ở giữa là tượng đức Phật Tổ, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nằm 2 bên, nhưng phía ngoài khuôn viên chùa đa phần đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật hay Bồ Tát khác.

Danh xưng Phật Bà Quan Âm có nguồn gốc từ truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những ai tu hành đạt đến đỉnh cao, thì ngũ giác của họ có thể sử dụng chung được. Tức là họ có thể sử dụng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, sử dụng mắt để "nghe" được tiếng động, lưỡi có thể ngửi được...

Theo lòng tin này, thì danh xưng Phật Quan Âm có nghĩa là: Bồ Tát luôn thấy được những khổ đau, cơ cực trong bến mê của con người và sẵn sàng đứng lên giúp đỡ hay nói pháp lúc cần.

Công Chúa Diệu Thiện Và Quan Âm Bồ Tát?

Công chúa Diệu Thiện và Quán Thế Âm Bồ Tát có mối quan hệ như thế nào? Có người nói rằng công chúa Diệu Thiện là do Quán Thế Âm Bồ Tát chuyển sinh, lại có người nói công chúa Diệu Thiện trải qua quá trình tu luyện gian nan, cuối cùng đắc chính quả trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát.

Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản lưu hành ở Trung Hoa.

Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.

Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.

Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.

Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm cha và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật.

Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cùng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ.

Ý nghĩa Tượng gỗ Phật Quan Âm:

Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát người có tâm địa lương thiện, yêu thương tất cả nhân loại, không chấp nhận mọi người đối xử với mình ra sao, không để tâm, không oán thù, luôn vị tha, bao dung cho tất cả tội lỗi, luôn lắng nghe, chia sẻ nỗi khổ đau cho nhân loại. Vì vậy, Tượng Phật Quan Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiên, bác ái, hướng phật, đem tới sự may mắn cho gia chủ.

Theo sử sách phong thủy và lời nguồn xưa truyền lại cho rằng tượng gỗ phật quan âm là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, hoá hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Vì vậy khi thể hiện hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt, hình tượng quan âm tự tại, phải thể hiện được nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn vào có cảm giác dễ chịu, an lành.

Tượng Phật Bà Quan Âm là vật phẩm phong thủy không thể thiếu tại các chùa đình, nơi thờ cúng và trong các gia đình phật giáo. Khi tượng được khai quang có tác dụng mang lại bình an, hóa giải hung khí sát tinh thường mang đến những điều không ma cho gia đình.

Ngoài mang lại may mắn, bình an, tài lộc ra thì tượng phật bà quan thế âm bồ tát còn độ trì, phổ độ chúng sinh giúp cho những ai trưng thờ vượt qua mọi tai ươn, kiếp nạn.

Ý Nghĩa Tượng gỗ Phật Quan Âm Và Hoa Sen

Tượng gỗ Phật Quan Âm được thể hiện dưới nhiều hình dáng không giống nhau, tuy nhiên rộng rãi nhất có lẽ là tượng gỗ Phật Quan âm đứng hoặc ngồi trên đài sen, tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm cành dương liễu.

Trước khi trở thành Phật, người sống trong nhung lụa, có thể nói là nhiễm bụi bẩn của cuộc đời cũng như mầm sen còn ở trong bùn đất tăm tối. Đến khi Ngài xuất gia tu thành chính quả nghĩa là hoa sen đã vươn mình nở rộ khỏi bùn đất.

Hoa sen còn tượng trưng cho sự bình đẳng, qua ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo cũng gửi gắm một thông điệp: bất cứ ai cũng có thể thức tỉnh, tu hành để thoát khỏi ngũ dục của cuộc đời nếu có ý chí, sự quyết tâm.

Sống trong bùn đất nhuốc nhơ nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát cho đời, hiếm có một loại hoa nào được như vậy. Đó cũng chính là những điều tượng trưng cho giáo lý Đức Phật muốn truyền đạt cho con người.

Khi thờ tượng gỗ phật Quan Âm thì không nên thờ chung với tượng thần khác. Khi thờ cúng, thì cần có một bàn thờ đủ rộng và có trang trí thêm lư hương và chén nước, ngày rằm, lễ có thể cắm thêm hoa quả. Tất cả đồ thờ cúng phải đảm bảo trang nghiêm và sạch sẽ thể hiện sự kính trọng với Phật.

Các gia đình đạo Phật thường thấy tượng gỗ Phật Quan Âm hoặc những hình ảnh Phật Bà Quan Âm được thờ cúng trên các bệ cao với sự trang trọng.

Người ta tin rằng thờ Tượng gỗ Phật Quan Âm trong nhà sẽ được phù hộ tai ương, đem lại cuộc sống bình an, Phật phổ độ phước lành tránh được nhiều tai ương, mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Hướng đặt tượng gỗ Phật Quan Âm nên được đặt ở bàn thờ Phật hoặc giữa phòng chính, phương hướng của hung tinh - sát tinh - các vận thủy không tốt.Khi đặt tượng thì cần hướng ra cửa chính.

Nước cam lộ của Quan Âm là nguồn nước xoa dịu nỗi đau của chúng sinh. Cành dương liễu biểu hiện cho sự dẻo dai, nhẫn nhục mà đức Phật vẫn luôn truyền.

Sự hiện thân của Quan Âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là tình thương yêu, nhẫn nại và sự tỉnh thức vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa thân... Với những hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, Bồ tát luôn luôn có mặt khắp nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.

Qua những ý nghĩa trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả của Bồ tát thật khôn lường. Lễ bái tượng gỗ quan âm, chúng ta phải luôn ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng đời sống hàng ngày. Có thế, sự lễ bái mới thật sự hữu ích và vô cùng cần thiết.

Chất liệu để làm tượng phật quan âm

Tượng phật Quan Âm được tạc bằng nhiều chất liệu khác nhau: ngọc, đá quý, đồng, vàng, thạch cao... Nhưng để lưu giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của Phật Bà Quan Âm thì ta không thể nào không nói tới hình tượng phật quan âm bằng gỗ. Được con người sử dụng rất nhiều vào việc thờ cúng ở đình chùa, miếu... với ý nghĩa đem nhiều điều bình an.

Cách bài trí và thờ cúng tượng gỗ phật Quan Âm

Vị trí và hướng đặt tượng gỗ Phật Quan Âm

Tượng gỗ Phật Quan Âm nên đặt trong phòng khách của gia đình, hay đặt trong phòng thờ riêng hoặc phòng khách ở cửa hàng là cách tốt.

Thờ cúng tượng gỗ phật Quan Âm tại Gia

Chuẩn bị trước khi thỉnh tượng gỗ Quan Thế Âm Bồ Tát:

  • Bàn thờ là điều quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần chú ý trước khi thỉnh Tượng gỗ Phật Quan Âm.
  • Vị trí để tượng gỗ Quan Âm bồ tát trong nhà cũng rất quan trọng. Gia chủ cần phải chọn chỗ để tượng thật sạch sẽ. Tránh tuyệt đối những hướng vào phía nhà ăn nơi phát ra luồng khí nóng hay nhà vệ sinh ẩm ướt, có mùi hôi.
  • Bàn thờ cần lập trên cao ở nơi trang nghiêm trong ngôi nhà có đầy đủ bát hương, lọ hoa, chén nước…
  • Khi thỉnh tượng gỗ phật quan âm về gia chủ nên lên ngôi chùa mình đang theo để nhờ các sư thầy làm phép, tụng kinh.
  • Sau khi hoàn tất các chuẩn bị trên thì thực hiện việc thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà, đưa lên bàn thờ, thắp hương thờ cúng hàng ngày.
  • Khi dâng đồ cúng thì gia chủ lưu ý chỉ dâng hương hoa, đồ chay vì Phật Bà rất thanh tịnh, tinh khiết.
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng tượng gỗ phật Quan Âm

  • Bàn thờ Tượng Phật Quan Âm không nên đặt trong các nhà hàng, nơi ăn uống vì Phật vốn thanh tịnh nên phù hợp đặt bàn thờ ở nơi cao, trai tịnh trong nhà riêng của gia chủ.
  • Bàn thờ Phật bà kiêng kị đặt tượng các vị thần khác, điều này có thể khiến gia chủ gặp nhiều điều không may mắn trong cuộc sống, gia đạo không bình yên.
  • Bài vị của bàn thờ tổ tiên không được để cao hơn bàn thờ Phật Quan Âm thể hiện điều thành kính, cần giác ngộ của chúng sinh với thần Phật.
  • Hướng đặt tượng Quan Âm Bồ Tát không được để quay về cửa phòng ngủ, phòng ăn hay nhà vệ sinh thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với Phật.
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày.
  • Khi thờ cúng ông bà tổ tiên cùng với tượng gỗ Quan Âm Bồ Tát thì lưu ý không đặt bài vị tổ tiên cao hơn tượng Thần, Phật.
  • Nếu tượng bị mờ mắt hay tay chân thì có thể vẽ thêm hay sửa cho đẹp.
Ngày cúng Tượng gỗ Phật Quan âm

Đối với việc thờ cúng tượng gỗ Phật Quan Âm Bồ Tát thì những ngày cúng mẹ Quan Âm được lưu ý hơn cả đối với các ngày rằm. Đó là ba ngày được gọi chung là ngày vía Quan Âm, là ngày 12/2 âm lịch, ngày 19/6 âm lịch, ngày 19/9 âm lịch. Những ngày này lần lượt là ngày sinh của quan âm, ngày quan âm xuất gia và ngày quan âm thành Phật.

Thờ cúng tượng gỗ phật quan âm mang lại cho gia chủ nhiều an lành, thanh tịnh và may mắn. Trong quá trình thờ cúng, hãy luôn giữ lòng tin, sự thành kính và hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thỉnh cho mình một pho ưng ý nhất.

Thông tin liên hệ:

Xưởng Tượng Gỗ rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Xin trân thành cảm ơn!

1