Kiến thức phật giáo

Thiền tông và Tịnh Ðộ tông: Nơi gặp gỡ và không gặp gỡ

Phap Ngo Thich

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông,...

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Ðộ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Ðộ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.

Chỗ không gặp gỡ giữa Thiền và Tịnh

Ảnh minh họa.

Điểm thứ nhất: Như chúng ta biết, tu Tịnh Ðộ thì luôn luôn lấy niềm tin làm trên, nên người tu Tịnh Ðộ phải có đủ Tín-Hạnh-Nguyện. Tín là lòng tin; tin chắc có cõi Cực Lạc, tin chắc mình niệm Phật sẽ được Phật rước về Cực Lạc. Từ tin chắc, mới khởi hành, tức cố gắng Niệm Phật, gọi là Hạnh. Niệm Phật rồi phải phát nguyện sanh về cõi Cực Lạc. Như vậy mới đủ Tín-Hạnh-Nguyện, trong đó lòng tin là bước đầu trên đường tu.

Ngược lại, Thiền tông không lấy lòng tin, mà lấy Trí huệ làm bước đầu. Trí tuệ thì giản trạch, phân biệt; còn lòng tin thì khẳng định như vậy, cứ tin rồi làm thôi, thành ra hai bên khác n hau. Tu theo Thiền tông, muốn bước vào cửa Thiền phải đi từ cửa Không. Cửa Không chính là trí tuệ bát nhã . Từ trí tuệ Bát Nhã, nhận định hiểu thấu được sự thật của muôn pháp trên thế gian, không bị lầm mê cho giả là thật. Các pháp chỉ là tướng duyên hợp tạm bợ hư dối, biết như vậy, chúng ta không còn gặp khó khăn trong sự tu hành, tâm yên lặng thanh tịnh. Rõ ràng người tu Thiền muốn cho tâm thanh tịnh phải dùng trí tuệ quán chiếu thấu suốt, hiểu rõ không bị nhầm lẫn, nhờ thế không cố chấp, không vướng kẹt, cho nên tâm rỗng rang nhẹ nhàng. Ðó là bước đầu của người đi vào đạo.

Ðiểm thứ hai: Tịnh Ðộ tông tu nguyện sanh về cõi Cực lạc. Có vị nào tu Tịnh Ðộ mà không cầu sanh về Cực Lạc đâu? Ai cũng niệm Phật để khi lâm chung được Phật đón về Cực Lạc. Trong kinh nói Cực Lạc ở phương Tây, cách cõi Ta Bà năm mười muôn ức thế giới. Thật là xa. Bởi vậy, nếu Phật không đón thì không biết đường đâu mà đi. Như chúng ta hiện giờ muốn qua Nhật, qua Pháp hay qua Mỹ, nếu người chưa từng đi thì phải có thân nhân ở bên đó đón rước mới dám đi. Huống là cõi Cực lạc cách cõi Ta bà này tới mười muôn ức thế giới thì làm sao mà chúng ta dám đi? Do đó, phải niệm Phật và nguyện Phật đón tiếp chúng ta, khi nhắm mắt được về cõi Cực lạc. Như vậy, tu Tịnh Ðộ tức là chúng ta phóng ra ngoài, nhắm hướng Tây phương, nhắm cõi Cực Lạc để được sanh qua đó.

Còn Thiền tông dạy chúng ta tu quán sát lại nội tâm của chính mình. Về phần nội tâm, nhà Phật phân nhiều loại. Theo Duy thức học, chúng ta có những tâm vương, tâm sở. Trong tâm sở lại có tâm sở thiện, tâm sở ác... nhưng người tu Thiền không phân biệt như vậy, chỉ thấy trong tâm niệm của chúng ta, có những tâm mà lâu nay chúng ta ngỡ là tâm mình, nhưng thật ra không phải. Như quý Phật tử suy nghĩ, tính toán việc gì thường cho tâm suy nghĩ tính toán đó là tâm của tôi. Nếu nó là "tâm của tôi" thì những phút giây không suy nghĩ, không tính toán, tôi còn hay tôi mất? Nếu nó là tôi, thì khi nó không hiện, tôi cũng phải mất luôn. Nhưng thật ra, không suy nghĩ, không tính toán, tôi cũng hiện tiền. Do đó, nếu cho tâm suy nghĩ tính toán là tôi là một lầm lẫn rất lớn. Song tất cả chúng ta đa số đều lầm như vậy. Người tu Thiền biết rõ tâm suy nghĩ tính toán đó không phải thật mình nên để nó lặng xuống, tìm cho ra cái mình chân thật. Ðể nó yên lặng tức là dùng phương pháp đị

1