Kiến thức phật giáo

Nghi thức Quá Đường (Thọ Trại) trong Khóa Tu Bát Quan Trại Giới

Phap Ngo Thich

Sau khi hành giả bước vào trại đường, nghe tiếng chuông vang ba tiếng, chấp tay xá một lần và ngồi xuống. Khi nghe tiếng khánh, tay trái bắt ấn Tam Sơn (co 2 ngón...

Sau khi hành giả bước vào trại đường, nghe tiếng chuông vang ba tiếng, chấp tay xá một lần và ngồi xuống. Khi nghe tiếng khánh, tay trái bắt ấn Tam Sơn (co 2 ngón giữa và áp út vào lòng bàn tay), cắm chiếc muỗng quay ra phía ngoài vào cơm đã sẵn rồi để chén cơm lên. Tay mặt kiết ấn Tam Muội (Kiết tường, Cam lồ) để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang trán. Sau khi nghe ba hồi báo chúng, đồng tụng bài cúng dường. Ấn Tam Sơn có ý nghĩa là Giới Định Tuệ.

1. Cúng dường

Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật. Ðương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Cực Lạc Thế Giới A Di Ðà Phật. Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật. Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. Tam đức lục vị, Cúng Phật cập Tăng, Pháp giới hữu tình, Phổ đồng cúng dường, Nhược phạn thực thời, Ðương nguyện chúng sanh, Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn. Nghĩa: Ba đức sáu vị, Cúng Phật và Tăng, Cùng các hữu tình, Thảy đồng cúng dường. Như khi dùng cơm, Nên nguyện chúng sanh, Món ăn thiền định, Tràn đầy hỷ lạc. (Cúng dường rồi để bát xuống)

2. Xuất Sanh

Giới sư để 1 cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, quyết ấn cam lồ mặc niệm: Pháp lực bất tư nghì. Từ bi vô chướng ngại. Thất liệp biến Phổ thí châu sa giới. Án độ lợi ích tá ha. (3 lần) Nghĩa: Pháp lực chẳng nghĩ bàn. Từ bi không chướng ngại. Bảy hột biến vô cùng. Các cõi đều no đủ.

Đồng tụng: Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng (3 lần) Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô tà bà ha. (3 lần). Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) Chủ lễ thầm nguyện: Nhữ đẳng quỉ thần chúng. Ngã kim thí nhữ cúng. Thử thực biến thập phương. Nhất thiết quỉ thần cộng. Án mục lăng tá bà ha. (3 lần) Nghĩa: Hỡi các chúng quỷ thần, Nay tôi thí đồ cúng, Cơm này đến mười phương, Tất cả cùng chung hưởng.

Giới sư họa chữ “án lam” vào chén nhỏ. Dùng ngón áp út chấm nước trong chén và búng móng tay, lặp lại 3 lần, rồi đưa thị giả. Thị giả đến bàn thờ Kim sí điểu, đọc:

3. Tống thực

Ðại Bàng Kim Xí Ðiểu, Khoáng dạ quỷ thần chúng, La sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn. Án mục đế tóa ha. (7 lần) Nghĩa: Chim đại bàng cánh vàng, chúng quỉ thần đồng rộng, mẹ của quỉ la sát, cam lộ no đủ cả.

4. Xướng Tăng Bạt (Thầy chủ lễ)

Phật chế Tỷ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Ðà Phật. Nghĩa: Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng chánh niệm.

5. Bưng bát cơm

(Hai tay co các ngón út và áp út lại, bưng bát cơm bằng 6 ngón còn lại) đưa lên trán và thầm đọc: Chấp trì Ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nh Trong suốt thời gian dùng cơm, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm với 5 phép quán trên ân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần). Nghĩa: Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận trời người cúng dường. Sau đó nghe tiếng khánh thì để bát cơm xuống và múc ít cơm ra chén để lưu phạn.

6. Tam đề

(Ăn 3 miếng cơm, mỗi miếng thầm nguyện): 1. Nguyện đoạn nhất thiết ác. 2. Nguyện tu nhất thiết thiện. 3. Thệ độ nhất thiết chúng sanh. Nghĩa: Nguyện dứt tất cả điều ác, 2. Nguyện làm tất cả điều lành, 3. Nguyện độ tất cả chúng sanh.

7. Bắt đầu ăn và thầm quán tưởng năm pháp quán

Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này. Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trao dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này. Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn. Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật. Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ con thọ dụng những thức ăn này. Trong suốt thời gian dùng cơm, luôn luôn giữ chánh niệm với 5 phép quán trên.

8. Ăn cơm xong, lấy tăm xỉa răng và thầm nguyện

Tước dương chi thời, đương nguyện chúng sanh, kỳ tâm điều tịnh, phệ chư phiền não. Án a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần). Nghĩa: Nhấm tăm dương chi, nên nguyện chúng sinh, tâm tính thuần hóa, cắn nát phiền não.

9. Xỉa răng xong, nghe chuông thì uống nước, trước khi uống nước, thầm đọc

Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần). Nghĩa: Phật nhìn một bát nước, thấy có tám vạn tư vi sinh, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh.

10. Tụng bài Kiết Trai

Nam mô tát đa nẫm, tam miếu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (7 lần) Sở vị bố thí giả, Tất hoạch kỳ lợi ích, Nhược vị nhạo bố thí, Hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, Đương nguyện chúng sanh, Sở tác giai biện, Cụ chư Phật Pháp. Nghĩa: Gọi là bố thí, tất được ích lợi; vui thích bố thí, sau được an vui. Thọ thực hoàn tất, nên nguyện chúng sanh, việc làm hoàn mãn, đầy đủ Phật pháp

11. Phục nguyện (Thầy chủ lễ xướng)

Thân phi nhất lũ, thường tư chức nữ chi lao, nhựt thực tam xan, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ Nguyện đàn na tín thí, tăng ích phước điền, pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật Ðạo. Nghĩa: Y áo trên thân, thường nhớ đến sự lao nhọc của người may dệt. Ngày ăn ba bữa, đều nghĩ đến sự khổ cực đàn na tín thí tăng trưởng ruộng phước cùng pháp giới chúng sanh đều thành Phật đạo. Ðại chúng đồng niệm: Nam mô A-Di-Ðà Phật, Nghe khánh cùng đứng dậy chắp tay xá và lui ra.

12. Niệm Phật Kinh Hành

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc, Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân, Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải. Quang trung hóa Phật vô số ức, Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên, Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Ðà Phật. Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (108 lần) Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (03 lần) Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (03 lần) Nam- mô Ðịa-Tạng Vương Bồ-tát (03 lần) Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát (03 lần)

Kỷ luật Tu Bát Quan Trại Giới

  1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới
  2. Không tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng
  3. Bớt nói chuyện, không hút thuốc, luôn giữ tâm thanh tịnh
  4. Oai nghi, cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận
  5. Phải giữ đúng giờ tu tập (theo chương trình)
  6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục
  7. Phải nhất tâm niệm Phật

Bát Quan Trại Giới

  1. Không được sát sanh
  2. Không được trộm cắp
  3. Không được dâm dục
  4. Không được nói dối
  5. Không được uống rượu
  6. Không được trang điểm, xoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát
  7. Không được nằm giường cao rộng, đẹp đẽ
  8. Không được ăn quá giờ ngọ

Các quy tắc trên đều áp dụng trong suốt kỳ tu tập. Chỉ cần tuân thủ và niệm Phật, chúng ta sẽ có một kỳ tu an lạc.

Ghi chú:

  • Dâng cơm lên trán và bắt ấn cúng dường, cũng được gọi là "cử án tề mi", tức là đưa lên ngang chân mày để biểu tỏ lòng tôn kính ba ngôi Tam Bảo.
  • Trước khi cúng dường, quay muỗng ra ngoài là để dâng cúng mười phương Tam Bảo.
  • Sau khi cúng dường, xoay hướng muỗng vào bên trong, với ý nghĩa, phần cơm dành cho mình.
  • Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỉ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc ăn.
  • Lưu ý trong khi ăn, không khua động chén muỗng, không nói chuyện.

Kỷ luật tu Bát Quan Trại Giới

  1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới
  2. Không tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng
  3. Bớt nói chuyện, không hút thuốc, luôn giữ tâm thanh tịnh
  4. Oai nghi, cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận
  5. Phải giữ đúng giờ tu tập (theo chương trình)
  6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục
  7. Phải nhất tâm niệm Phật

Bát Quan Trại Giới

  1. Không được sát sanh
  2. Không được trộm cắp
  3. Không được dâm dục
  4. Không được nói dối
  5. Không được uống rượu
  6. Không được trang điểm, xoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát
  7. Không được nằm giường cao rộng, đẹp đẽ
  8. Không được ăn quá giờ ngọ

Tuân thủ đúng kỷ luật này sẽ giúp chúng ta duy trì một tinh thần và lối sống tu tập đúng đắn trong suốt thời gian ở trại tu.

1