Kiến thức phật giáo

Địa Tạng Vương Bồ Tát: Người Cứu Vớt Chúng Sinh Bị Đọa Vào Địa Ngục

Phap Ngo Thich

1. Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là một trong sáu vị đại Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại Thừa. Đây là vị Bồ Tát có...

1. Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là một trong sáu vị đại Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại Thừa. Đây là vị Bồ Tát có công đức vô lượng, là người cứu vớt những chúng sinh bị đọa vào địa ngục. Hôm nay, Giác Ngộ Tâm Linh xin kể cho các bạn nghe về vị đại Bồ Tát này!

2. Sự tích về cuộc đời Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc và Hàn Quốc, có ghi lại sự tích về cuộc đời của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tục danh của Ngài Địa Tạng Bồ Tát là Kim Kiều Giác, sinh vào năm 696 TL tại nước Silla, hiện nay là Nam Hàn. Ngài là một hoàng tử, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng Ngài chỉ ưa thích sự đạm bạc, chăm lo học hỏi và đọc sách Thánh Hiền.

Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi đã học hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử, Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta”. Sau đó, lúc 24 tuổi Ngài quyết tâm xuất gia.

Sau khi xuất gia, Ngài thường đến những chỗ vắng vẻ tu tập tham thiền nhập định và mong muốn tìm được một chỗ thanh vắng để tĩnh tu. Ngài chuẩn bị thuyền bè, lương thực, mang theo con chó trắng tên Thiện Thính, đã theo Ngài từ lúc xuất gia.

Một người một chó cùng thuyền rời bến Nhân Xuyên (Incheon), giương buồm ra khơi, tùy theo hướng gió mà đi, sau nhiều ngày lênh đênh thì Ngài đã cập bến sông Dương Tử (Trung Hoa). Do không may thuyền bị mắc cạn, Ngài đã bỏ lại thuyền đi bộ lên bờ, cùng chú chó trắng tiếp tục cuộc hành trình. Cuối cùng, Ngài đến chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy sau nhiều ngày lang thang. Nơi đây phong cảnh hùng vĩ, cảnh đẹp thanh tịnh, Ngài quyết định ở lại đây để thanh tu.

Địa Tạng Vương Bồ Tát đi dọc theo sườn núi lên phía trên cao, phát giác khoảng giữa các ngọn núi là một vùng đất bằng phẳng, cảnh đẹp nên thơ lại tĩnh mịch nên leo lên mỏm đá cạnh một khe nước suối. Một lần trong lúc đang ngồi thiền, thì bị một con rắn độc nhỏ cắn vào đùi, nhưng Ngài vẫn an nhiên bất động. Giây lát sau, một người phụ nữ xinh đẹp từ trên vách núi bay xuống, cúi lạy với Ngài rồi đưa thuốc và nói: “Đứa bé trong nhà rắn xúc phạm tôn nhan. Thiếp xin tạo một con suối mới để đền đáp lỗi lầm của cháu nhỏ.” nói xong liền biến mất. Chưa đầy một sát na (0,018 giây) một dòng suối cuồn cuộn từ trong núi chảy xuống (đây chính là suối Long Nữ Tuyền của núi Cửu Long). Từ đó, Địa Tạng Vương Bồ Tát không còn phải vất vả đi xa gánh nước về.

1