Kiến thức phật giáo

Chùa Pháp Vân - Chốn tâm linh an yên giữa lòng Hà Nội

Phap Ngo Thich

Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội. Đây không chỉ là nơi các Phật tử tới cúng bái, thắp hương mà còn thu hút nhiều du khách...

Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội. Đây không chỉ là nơi các Phật tử tới cúng bái, thắp hương mà còn thu hút nhiều du khách từ xa. Ngoài không gian linh thiêng, cổ kính, chùa còn sở hữu nét kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách thiết kế truyền thống Việt Nam.

1. Chùa Pháp Vân ở đâu? Cách di chuyển

  • Địa chỉ: Số 1299 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Chùa Pháp Vân nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km và dễ dàng di chuyển trong khoảng 30-40 phút bằng nhiều phương tiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây nếu muốn tham quan chùa khi đi du lịch Hà Nội.

Đối với du khách sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, từ hướng Phố cổ, bạn nên đi theo đường Tràng Tiền, sau đó qua khu vực nhà hát lớn và tiếp tục đi lên đê Trần Quang Khải. Tại cầu Chương Dương, du khách rẽ phải và đi tiếp theo đường Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập. Cuối cùng, bạn đi vào đường Yên Thường khoảng 2km rồi rẽ trái vào đường Dương Hà, chùa nằm cách đó khoảng 500m.

Nếu bạn chưa thông thạo và quen thuộc với đường phố Hà Nội, bạn nên chọn xe bus để di chuyển an toàn và thuận tiện hơn. Một số tuyến xe đi qua ngôi chùa Hà Nội này là 08ACT, 16, 21B, 28, 29, 36CT, E06.

2. Chùa Pháp Vân thờ ai? Lịch sử Chùa Pháp Vân Hà Nội

Trước đây, Chùa Pháp Vân được gọi là Long Hưng. Thời gian xây dựng ngôi chùa vẫn là một bí ẩn, nhưng theo bia cổ còn lưu giữ trong chùa thì việc trùng tu đã diễn ra vào thời vua Thành Thái, tức hơn 100 năm trước đây. Ngày nay, chùa Pháp Vân Hoàng Mai Hà Nội mang vẻ đẹp khang trang và bề thế khi được cải tạo lại vào năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Chùa được đổi thành tên gọi hiện tại vì đây là nơi thờ cúng Pháp Vân - một trong tứ Pháp theo tín ngưỡng của người Việt, gồm Pháp Vân tức Thần Mây, Pháp Vũ tức Thần Mưa, Pháp Lôi tức Thần Sấm, Pháp Điện tức Thần Chớp. Bốn vị thần này thể hiện sự kết hợp giữa đạo Phật và tín ngưỡng bản địa vào thời điểm phật giáo từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam.

3. Kiến trúc chùa Pháp Vân Hoàng Mai Hà Nội

Về kiến trúc tổng thể, Chùa Pháp Vân có Tam Quan và Chính Điện, đằng sau là Nhà Tổ và hai Tăng Xá. Chùa được xây dựng lại trên khu đất rộng hơn 7000m2, có quy mô lớn hơn nhiều so với trước đây.

Ngay khi bước vào cổng chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng bởi khoảng sân chùa rộng cùng hai hàng cây lớn trước Đại Hồng Bảo Điện, còn gọi là Điện chính. Bước qua 13 bậc thang nối sân với điện là thấy bức tượng Phật thếp vàng với hai bên là bức tượng tỳ hưu bằng đá. Đây cũng là nơi đặt tượng thờ Pháp Vân. Ngoài ra, di tích này còn có các khu thờ chính khác như Chính Điện, Nhà Tổ và Nhà Mẫu. Mặc dù được xây mới nhưng chùa vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

3.1. Cổng Tam Quan

Ngay phía trước mặt đường Giải Phóng là cổng Tam Quan với kiến trúc uy nghi, cao ba tầng, mái uốn cong và khắc hình rồng phượng. Tầng trên cùng được treo một quả chuông đồng lớn.

Cổng này chỉ mở ra trong các dịp lễ của chùa. Vào những ngày bình thường, du khách sẽ đi vào qua cổng phụ bên trái. Khi bước qua cửa Tam Quan, bạn sẽ cảm thấy sự bình yên của nơi thiền tự, thay cho tiếng ồn ào và nhịp sống hối hả của phố xá.

3.2. Khu Chính Điện

Trong khu Chính Điện, tượng Phật đồ độ nằm ở vị trí cao nhất, mang vẻ đẹp uy nghiêm, linh thiêng. Mỗi bức tượng cạnh đó như một cách thể hiện suy nghĩ và tâm tưởng của chúng sinh, gợi lên cảm giác nương nhờ Đức Phật và sự bình an giữa cuộc sống bộn bề.

Trước khu Chính Điện, bạn có thể thấy tượng lớn nhất là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tiếp theo là các bức tượng A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, và hai bên phía trước là Bồ Tát Văn Thù, Đức Bồ Tát Phổ Hiền và Đức Bồ Tát Địa Tạng. Các vị Bồ Tát này tượng trưng cho các đức tướng hạnh nguyện của các vị phật khi các ngài còn hành Bồ Tát đạo. Phía sau là ban thờ các vị sư tổ, và Trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Thanh Huân.

3.3. Nhà thờ Mẫu

Sau khi đi qua một sân nhỏ ở phía sau Đại Hồng Bảo Điện, du khách sẽ đến nhà thờ mẫu tại chùa Pháp Vân. Giống như nhiều ngôi chùa khác ở miền Bắc hiện nay, di tích này không chỉ thờ Phật mà còn thờ Mẫu.

Khu nhà Mẫu của chùa rộng lớn nhưng hệ thống tượng thờ ở đây không quá đồ sộ như ở khu Chính Điện. Phần lớn các bức tượng tại khu Mẫu là tượng cổ, trong đó có những pho tượng đã hơn trăm năm tuổi.

4. Những địa điểm tham quan gần chùa Pháp Vân Hà Nội

Sau khi tham quan chùa Pháp Vân, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm ngay gần để khám phá các điểm vui chơi, văn hóa tại Hà Nội.

  • Chùa Tứ Kỳ cách 600m
  • Công viên Yên Sở cách 1,7km
  • Bảo tàng Phòng không Không quân cách 4,8km

Bên cạnh đó, VinKE & thủy cung Times City tại trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City cũng là điểm đến lý tưởng cho các gia đình vào dịp cuối tuần.

VinKE là tổ hợp vui chơi, giải trí, hướng nghiệp dành cho các bé từ 5 - 12 tuổi. Đến đây, bé sẽ được hướng dẫn, trải nghiệm mô hình nghề nghiệp mơ ước như cảnh sát giao thông, đầu bếp, lính cứu hỏa… Bên cạnh đó, hàng trăm máy game hiện đại sẽ đem đến những khoảnh khắc vui chơi đầy thư giãn cho gia đình.

Với diện tích rộng lớn lên đến 4000m2, thủy cung Times City được chia làm 3 khu riêng biệt:

  • Khu cá nước ngọt: bạn sẽ được ngắm nhìn những loại cá nước ngọt như cá hải tượng, cá rồng, cá sấu hỏa tiễn…
  • Khu cá nước mặn: phân khu bao gồm những loại cá nước mặn quý hiếm như cá cần câu, cá mặt quỷ…
  • Khu hang động bò sát: đây là không gian sinh sống của các loài sinh vật lưỡng cư, bò sát và côn trùng như trăn bạch tạng, kỳ đà hoa…

Chùa Pháp Vân không chỉ là nơi lễ bái linh thiêng để Phật tử cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp mà còn là địa điểm tham quan đẹp mắt, mang nét văn hóa kiến trúc truyền thống nước ta. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên, thư thái tại đây. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết chùa Pháp Vân ở đâu và hiểu thêm những nét độc đáo của địa điểm tâm linh này.

1