Hồng Danh Bửu Sám là nghi thức được Phật tử thọ trì phổ biến và nhiều người có nguyện vọng biên chép. Vậy, cách chép kinh Hồng Danh như thế nào cho đúng? Chắc hẳn nhiều người vẫn còn thắc mắc về vấn đề này. Xin mời cùng tôi tìm hiểu nhé!
Nghi thức Hồng Danh Bửu Sám là gì?
Nghi thức Hồng danh Bửu sám, hay còn gọi là Sám hối Hồng danh, do thiền sư Bất Động đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Nội dung chính của sám pháp này là liệt kê danh hiệu của 88 vị Phật. Khi thực hiện nghi thức này, bạn sẽ phải lạy tổng cộng 108 lạy để trừ 108 phiền não.
Phàm là con người, không ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp thân - miệng - ý gây ra. Tội lỗi do chính con người tạo ra, tất nhiên cũng chính con người phải sám hối. Sám hối lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho tất cả chúng sanh, công đức sám hối nói không cùng tận.
Sám hối để nhìn nhận lại những sai lầm mà mình đã gây tạo trong quá khứ, từ đó chúng ta phải nỗ lực không tái phạm những tội lỗi ấy trong tương lai. Cho nên, sám hối là hình thức nhận lỗi và sửa sai, giúp chúng ta vận dụng lời Phật dạy để tăng trưởng thiện căn, đạo đức, trí tuệ…
Hồng Danh Bửu Sám là nghi thức được Phật tử tụng niệm rộng rãi. Ngoài ra, nếu ai chí thành biên phép sám pháp này thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Vậy cách chép kinh Hồng Danh như thế nào?
Chuyện linh ứng khi chép kinh
Vào thời Đường (Trung Quốc), có vị quan Lệnh Hồ Nguyên Quỹ ở huyện Ba Tây là người kính tin Phật pháp. Ông có ý muốn chép kinh, nhưng không thể tự kiểm duyệt lại những gì mình đã chép cho chính xác. Ông bèn nhờ đến vị thiền sư họ Kháng.
Kháng thiền sư trở về chùa, khiết tịnh đúng pháp, chú tâm thực hiện công việc này. Sau khi hoàn tất, ông bèn đưa kinh điển về Kỹ Châu để cất giữ. Một hôm nọ, hỏa hoạn xảy ra và cháy lan đến nơi cất giữ kinh, căn nhà bị lửa thiêu rụi gần hết.
Khi ấy, mọi người liều mạng bới trong đống tro tàn, hy vọng tìm lại được kinh điển. Các quyển kinh vẫn còn nguyên không bị hư hại gì, màu sắc đẹp đẽ không thay đổi, mặc dù lớp bọc bên ngoài đã biến thành tro. Người trong làng xóm đều cho là chuyện lạ lùng.
Tuy nhiên, có một quyển kinh bị cháy đen ở hàng chữ tiêu đề. Khi hỏi lại, người ta mới biết rằng hàng chữ tiêu đề ấy do một vị quan có nét chữ đẹp đã viết. Tuy nhiên, do gấp rút nên ông ấy đã không giữ khiết tịnh mà cầm bút viết ngay. Bởi thế, dòng chữ này bị lửa đốt.
Cách chép kinh Hồng Danh sao cho đúng?
Khi đã phát tâm chép kinh, chúng ta cần có tâm chí thành, giữ ba nghiệp thân - miệng - ý được thanh tịnh, lựa chọn nơi biên chép cho trang nghiêm. Mỗi lần viết xong, chúng ta đặt vở chép kinh ở nơi cao ráo sạch sẽ để hôm sau viết tiếp, không được để bừa bãi.
Trong lúc chép, Phật tử cần giữ tâm ý chuyên chú vào việc chép kinh, không nên nghĩ tưởng đến những chuyện thế tục. Chúng ta vừa cẩn trọng để viết chính xác từng câu từng chữ, vừa tập trung suy nghĩ để đào sâu ý nghĩa kinh văn. Nhờ vậy, trí tuệ của chúng ta được phát huy.
Về hình thức, Phật tử cố gắng nắn nót hết khả năng có thể khi chép kinh. Mặc dù nhiều người không có được nét chữ đẹp, nhưng với tâm thành thì chúng ta vẫn nên chăm chút hết sức có thể. Cứ chép từ từ một cách thoải mái, không nên chép vội vàng cho xong.
Sau khi chép hoàn tất, chúng ta có thể mang đến một ngôi chùa nào đó xin cúng dường, có thể lưu giữ tại gia đình, hoặc cũng có thể đốt đi tùy theo nguyện vọng của từng người. Khi đã nắm vững cách chép kinh Hồng Danh, tin chắc rằng quý Phật tử sẽ có thể tự tin biên chép một cách có hiệu quả.
Thỉnh Mandala chép kinh Hồng Danh A Di Đà ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại Mandala chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY.
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.