Kiến thức phật giáo

Tượng Di Lặc Phật - Hình tượng mang ý nghĩa to lớn

Phap Ngo Thich

Tìm hiểu về Phật Di Lặc 1. Tổng quan về Phật Di Lặc 1.1. Phật Di Lặc là ai? Phật Di Lặc, còn được gọi là Maitreya trong Phật giáo, là một trong những vị...

Tìm hiểu về Phật Di Lặc

1. Tổng quan về Phật Di Lặc

1.1. Phật Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc, còn được gọi là Maitreya trong Phật giáo, là một trong những vị Phật quan trọng. Tên gọi "Di Lặc" có nguồn gốc từ tiếng Pali "Mettaya," nghĩa là lòng từ bi và lòng nhân ái.

Theo Phật Giáo, Di Lặc là vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sẽ xuất hiện trên trái đất trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, tức là 9 triệu năm nữa theo năm trái đất. Dự đoán rằng lúc đó, đạo Phật đã bị lãng quên, Phật Di Lặc sẽ tới thế giới để giảng dạy và hướng dẫn con người trên con đường giác ngộ giống như các Đức Phật khác đã từng làm.

Một trong những hóa thân của Ngài mà chúng ta thường nghe phổ biến đó là Bố Đại Hòa Thượng trong Phật Giáo Trung Hoa, là một vị hòa thượng tu ở chùa Lương Nhạc Lâm, Trung Hoa, pháp danh Khiết Thử, hiệu Trường Thanh Tử, viên tịch năm 917.

1.2. Sự tích về Phật Di Lặc

Theo sự tích trong Thiền tông về Phật Di Lặc: Một hôm Hòa thượng Thảo Đường gặp Ngài hỏi: "Đại ý Phật pháp thế nào?" Đang quẩy bị trên vai Ngài liền để xuống. Vị Hòa thượng hỏi thêm: "Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến lên?" Ngài mang cái bị để lên vai và đi.

Đó là câu trả lời của Ngài. Đại ý phật pháp không có gì lạ, chỉ có một chữ xả là được. Chấp tức là chấp mình chấp người nhân, ngã, Phật pháp, quyền thế, danh vọng,…

Tất cả đều buông bỏ thì lòng chúng ta nhẹ nhàng, thênh thang như hư không bao hàm vạn sự, vui vẻ hồn nhiên như đứa trẻ thơ nhìn vào ống kính vạn hoa, tâm như bể rộng mênh mông, mặc tình thuyền bè qua lại mà không lưu lại một vết tích gì trong bể,. Như vậy cái mà buông tất cả đó là đại ý Phật pháp, nụ cười của đức Di Lặc là nụ cười muôn thuở và không bao giờ biến đổi.

Một câu chuyện truyền miệng khác là vào thế kỷ thứ mười đời Ngũ đại ở Trung Hoa, có một vị gọi là Bố Đại Hòa thượng. Ngài Bố Đại Hòa thượng lúc nào cũng quảy một túi lớn, đi trong nhân gian gặp chỗ nào có cái gì, Ngài xin bỏ vào bao. Đến chỗ có con nít đông, Ngài ngồi xuống phân chia cho chúng nó, vui chơi với chúng nó. Cho nên người ta thấy miệng Ngài lúc nào cũng cười vui vẻ thích thú.

Đó là nguồn gốc cho hình ảnh đức Di Lặc, một vị Hòa thượng bụng lớn, mập, miệng cười toe toét.

1.3. Ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc?

Nhắc tới hình ảnh Phật Di Lặc, người ta lại nghĩ ngay tới hình ảnh một người khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc phanh bụng hở cả rốn và đi chân trần. Phật Di Lặc có đôi tai rất dài, luôn lắng nghe hỉ nộ ái ố của cuộc đời và thấu hiểu mọi người. Ngài có cái bụng to tròn, chứa đựng vui buồn trên khắp thế gian.

Tính tình Phật Di Lặc vô lo vô ưu, nói năng vô định, thích đi đâu thì đi, thích ngủ ở đâu thì ngủ. Có câu nói “ Phật Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc” bởi trên miệng Ngài luôn cười, cười hỉ hả, cười hạnh phúc, vô tư, thể hiện tấm lòng từ bi bao dung vô cùng. Nhìn vào nụ cười của Phật Di Lặc, chúng ta sẽ cảm nhận được sự thanh thản bình yên từ tận đáy lòng.

1