Người Huế có một chất giọng nói ngọt ngào đặc trưng cùng với đó là những cụm từ ngữ hay câu từ mà nghe chỉ có người Huế với nhau mới hiểu. Điều này khiến nhiều người không khỏi cảm thấy thú vị và thích thú. Dưới đây là bộ “từ điển” tiếng Huế thông dụng (tham khảo trên trang Thừa Thiên Huế) dành cho những ai yêu tiếng Huế, muốn biết nhiều hơn về tiếng Huế, mời các bạn tham khảo.
Cụm từ tiếng Huế thông dụng
A rứa thê: lắm.
Ai biết: có biết đâu, ai mà biết được.
Ai biểu: ai mượn, ai bảo.
Ai chịu cho nổi: không ai chịu nổi.
Ai dè: ai có ngờ đâu.
Ai đời: ai ngờ.
Ai mô về nấy: ai đâu về đấy.
Ai mô trả nấy: phần ai người ấy trả.
Ai mượn: cũng vì.
Ai răng tui rửa: Ai sao tôi vậy.
Ai nấy: mọi người, người nào người nấy.
Ai vẽ : ai bảo/hậu quả do mình gây ra.
Ai từng đời: sao có chuyện như vậy.
Anh hí: anh nhé (Anh nhớ chuyện nớ, anh hí).
Anh răng em rứa: anh sao em vậy, vâng lời.
Ăn dặm: ăn thêm bửa.
Ăn dín dín (Ăn nhín nhín): Ăn ít chút, đừng ănnhiều.
Ấp ngủ: ấp, dỗ nằm ngủ.
Ẩu tả: làm ẩu, làm dối, cẩu thả, không đúng cách.
Ba bảy mười bốn: nói không trúng, nói tầm bậy.
Ba bị: ông ăn mày.
Ba cái đồ quỷ: những đồ không đáng kể, không ra gì, không đáng.
Ba hoa xích đế (ba hoa chích chòe): ăn nói ba hoa, không nghiêm túc.
Ba hồi ri ba hồi rứa: thay đổi luôn luôn .
Biết khi mô: biết bao giờ (Biết khi mô mới có người thương tui thiệt tình).
Biết làm răng chừ: biết làm sao bây giờ (Chuyện đã lỡ dĩ như rứa, biết làm răng chừ).
Biết mặt ngang mặt dọc: biết rõ (Có người bạc trốt chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc rang).
Biết mặt tau (lời đe dọa): sẽ làm cho đối thủ điêu đứng, làm cho biết mặt, làm cho "nể bản mặt" (Mi hỗn hào coi chừng biết mặt tau).
Biết mần răng: biết làm sao (Thương em nỏ biết mần răng, mười đêm ra đứng trông trăng cả mười - Ca dao Huế).
Biết mấy cho bưa: biết mấy cho vừa (Vợ chồng ham làm giàu, biết mấy cho bưa).
Biết mô: 1. Biết gì đâu, không biết (Anh bỏ mô tui biết mô mà lấy); 2. Có thể, biết đâu đấy (Biết mô hắn đứng về phe bên kia).
Biết mô là bến bờ: mênh mông, vô cùng (Đời là bể khô biết mô là bến là bờ).
Biết mô mà mò: biết mô mà tìm (Ăn trộm lấy hết, biết mô mà mò).
Biết phong phóc: biết rõ, trúng phong phóc (Chuyện thiên hạ mà cái chi anh cũng biết, biết phong phóc là khác).
Biết răng: biết gì (Chuyện nớ mi biết răng).
Biết răng chừ: biết đến khi nào (Biết răng chừ cho nước ráo làm mây, cho sông Hương hết chảy, dạ nầy mới thôi thương - Ca dao Huế). 2. biết làm sao bây giờ (Chuyện đã vỡ lở ra rồi, biết răng chừ. Trời hành, biết răng chừ).
Biết răng không: biết sao không (Biết răng không, hai đứa sắp lấy nhau).
Biết ri: nếu biết thế này (Biết ri, anh lấy em cho rồi).
Biết rứa: nếu biết thế (Biết rứa thì em cho anh cho rồi).
Bỏ đi răng đành: bỏ đi sao đành, không đành đoạn (Em mô có lỗi chi với anh mà anh bỏ đi răng đành).
Bỏ đồ màu: nêm gia vị vào món ăn (Em nấu cơm quên đơm vô rá, em kho cá quên bỏ đồ màu - Hò Huế).
Bỏ giỏ: bỏ trong túi một cách chắc chắn (Đi thi kỳ này, bằng Tú tài coi như bỏ giỏ).
Bỏ mứa: ăn còn dư (Bỏ mứa cơm rứa là tội trời).
Bồn: 1.bồng (Bồn con cho con bú); 2. vồn đất: (Bồn khoai); 3. khoảnh đất xây cao để trồng cây, phòng lúc ngập lụt cho khỏi chết (Bồn trầu).
Bơn lên để xuống (bưng lên để xuống, bơn lên bơn xuống): đưa lên đưa xuống (Chuyện không ra chi mà cứ bồn lên để xuống, bơn lên bơn xuống, một chặp thành chuyện quan trọng).
Bổ béo chi mô (thấm béo chi mô): không đáng (Bổ béo chi mô mà cũng thích bắt tay đàn bà con gái).
Xem thêm:
Cụm từ xưng hô đặc biệt trong ngôn ngữ Huế
- Bố thì gọi là BA
- Mẹ thì gọi là MẠ
- Ông Bà thì gọi là ÔN MỆ (Ôn nội, Mệ nội, Ôn ngoại, Mệ ngoại…)
- Bố Mẹ của Ông Bà thì gọi là CỐ
- Em hoặc chị của Bà Nội hay Bà Ngoại thì đều gọi là MỤ
- Ra đường gặp người già nếu không thân thích thì thường chào là “THƯA MỤ” (từ “Thưa” ở Huế được dùng như từ “Chào”)
- Chị gái hay em gái của Bố thì đều gọi là O (chữ O tương đương với Cô)
- Anh trai hay em trai của mẹ đều được gọi là CẬU
- Vợ của CẬU được gọi là MỢ (người vùng quê ở Huế còn gọi CẬU là CỤ, gọi MỢ là MỰ)
- Chị gái hay em gái của mẹ đều gọi là DÌ
- Chồng của DÌ được gọi là DƯỢNG
- Vợ của CHÚ được gọi là THÍM
- Chỉ có anh trai của Bố hoặc vợ anh trai của Bố thì mới được gọi là Bác.