Kiến thức phật giáo

Tam thế Phật - Ai là Tam Thế Phật và ý nghĩa của việc thờ cúng Tam Thế Phật?

Phap Ngo Thich

Việc thờ tượng Tam Thế Phật đã trở nên phổ biến với các tín đồ Phật Giáo tại Việt Nam. Hiện nay, tượng Tam Thế Phật còn được nhiều người theo đạo Phật thờ cúng...

Việc thờ tượng Tam Thế Phật đã trở nên phổ biến với các tín đồ Phật Giáo tại Việt Nam. Hiện nay, tượng Tam Thế Phật còn được nhiều người theo đạo Phật thờ cúng tại nhà với mong muốn cuộc sống bình an, hạnh phúc và may mắn cho cả gia đình. Vậy Tam Thế Phật là ai? Ý nghĩa thờ Tam Thế Phật là gì? Cách thờ Tam Thế Phật sao cho đúng với quy tắc tín ngưỡng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Tổng quan về Tam Thế Phật

Tam Thế Phật - vị Phật đại diện cho hiện tại

Trong tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, việc thờ tượng Tam Thế Phật đang dần trở nên phổ biến. Vì thế, không chỉ xuất hiện trong các ngôi chùa mà còn được nhiều tín đồ Phật giáo thờ cúng tại tử gia. Trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tổng quan hơn về Tam Thế Phật để bạn có thể hiểu rõ.

Tam Thế Phật là gì?

Tam Thế Phật là cách gọi chung của 3 Vị Phật. Để giải nghĩa cho danh xưng “Tam Thế Phật” sẽ có 3 cách giải thích như sau:

  • Thứ nhất, chữ “Thế” được có nghĩa là thế giới, “Tam Thế” mang hàm ý chỉ ba thế giới Phật pháp bao gồm:
    • Phương Đông: thế giới Tịnh Lưu Ly là cõi Tĩnh độ của Đức Phật Dược Sư.
    • Trung tâm: thế giới Sa Bà do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hoá.
    • Phương Tây: thế giới Cực Lạc hay còn gọi là An Lạc Quốc, nơi Đức Phật A Di Đà tiếp quản.

Ta có thể hiểu rằng, Tam Thế Phật chính là không gian vô tận của thế giới chư Phật tứ phương.

  • Thứ hai, trong Phật giáo Đại Thừa Phật Thích Ca Mâu Ni thường dùng từ “Tam thân” để chỉ 3 loại thân của một Vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng rằng Phật giống như một nhân vật tồn tại trên thế gian để phù hộ chúng sinh và Phật có thể hiện thân dưới nhiều hình tượng khác nhau để che chở thế gian này. Tam thân bao gồm:
    • Pháp thân: là dạng tồn tại thật sự của Phật ở nhân gian để phù hộ đạo trì cho chúng sinh.
    • Báo thân: chỉ “thân của sự thụ hưởng”, là thân do thiện nghiệp và giác ngộ mà hiển hiện cho ta thấy.
    • Ứng thân: là thân của Phật hiện diện trên trái đất, đó là kết quả do Báo thân phản chiếu đến từ lòng trắc ẩn, từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh.

Như thế, ta có thể hiểu rằng các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là sự hiển diện của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với chúng sinh để mang hạnh phúc cho thế gian này.

  • Thứ ba, cũng là cách hiểu phổ biến nhất. “Tam Thế Phật” có nghĩa là Vị Phật của 3 thời: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Trong đó, Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Vị Phật của hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật của tương lai là Phật Di Lặc.

Tam Thế Phật gồm những ai?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị Phật giống y hệt nhau, thường được tác dưới dạng đang ngồi thiền. Qua giải thích trên ta có thể thấy được Tam Thế Phật bao gồm các vị Phật là: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư.

  • Phật A Di Đà:

Phật A Di Đà - có nghĩa là Ánh Trăng Vô Lượng, vì thế Ngài được gọi là Đức Phật của ánh sáng. Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Cực Lạc ở Phương Tây.

Theo Đại Kinh A Di Đà, kiếp sống trước đây Ngài là Hoàng tử Kiều Thi Ca của cõi nước Diệu Hỷ, con của vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Khi nghe tin Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai tái thế, Ngài đã rời cung xuất gia và được Đức Phật chấp nhận. Đứng trước Đức Phật, Ngài phải tuyên thệ 48 lời thề nguyện để độ mười phương chúng sinh, nếu lời thệ không viên mãn nguyện không thành Phật.

  • Phật Thích Ca Mâu Ni:

Phật Thích Ca Mâu Ni nằm ở vị trí trung tâm của bộ tượng, biểu trưng cho hiện tại. Ngài là bậc giáo chủ của Thế giới Ta Bà đã được giác ngộ hoàn toàn và được chứng Thánh.

Trước khi trở thành Phật, Ngài là một vị Thái tử của bộ tộc Thích Ca, con trai của Vua Tịnh Phạn tên là Tất Đạt Đa. Từ khi được sinh ra Ngài đã được tiên đoán rằng sẽ trở thành một vị thánh nhân. Khi chứng kiến sự thật về sinh lão bệnh tử Ngài đã quyết đi theo con đường tu hành.

Trải qua 49 ngày đêm Ngài đã nhìn thấy kiếp trước của mình, của chính sinh, sự hình thành và tiêu tan của thế giới. Năm 544 TCN. Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời vì ngộ độc nấm, tức thế 80 tuổi. Ngài nhập niết tại thành Câu Thi Na (Kusinagar).

  • Phật Di Lặc:

“Di Lặc” trong tiếng Phạn có nghĩa là Từ Thị, tức là “người có lòng từ bi”. Ngài là một trong những vị đồ đệ của Phật Thích Ca Mâu Ni và sẽ là người kế vị Đức Phật.

Tại Ấn Độ, Phật Di Lặc được miêu tả là một vị hoàng tử có thân hình thanh mảnh, gương mặt tuấn tú, thường khoác trên mình bộ y phục của hoàng gia Ấn Độ. Trong khi đó, tại Trung Quốc và Việt Nam, khi nhắc đến Phật Di Lặc là ta nghĩ đến ngay hình một người có thân hình tròn trịa, miệng cười tươi vui vẻ, trên vai đeo một túi vàng hay 2 tay nâng một thỏi vàng lớn, mặc áo hở bụng. Ngài sống rất bình thản, an nhiên, tự tại, luôn nở nụ cười tươi.

  • Phật Dược Sư:

Theo tiếng Phạn, danh xưng “Dược Sư” có nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đức Phật Dược Sư là một trong vô vàn chư Phật có hạnh nguyên và quốc độ của riêng mình.

Trong quá trình tu hành Bồ Tát Đạo thì Ngài đã phát ra 12 đại nguyện giúp chữa lành mọi bệnh tật, khổ đau cho chúng sinh và giúp chúng sinh căn lãnh, luôn đi về hướng giải thoát. Do đó khi được trở thành Phật, Ngài là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Sự khác biệt giữa Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật

Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật. Thực tế, đây là hai danh pháp ám chỉ các vị Phật hoàn toàn khác nhau.

Tam Thế Phật là ba vị Phật chủ quản ở 3 thế giới: quá khứ - hiện tại - tương lai bởi Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư. Tam Thánh Phật là 3 vị của thế giới Tây Phương Cực Lạc, gồm có 1 vị Phật được đặt ở vị trí trung tâm và 2 vị Bồ Tát. Trong đó, chỉ có Đức Phật A Di Đà là Phật, còn lại là Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, họ đều là đệ tử của Ngài.

Tam Thế Phật mang ý nghĩa phổ quát và tôn vinh công đức của các vị chư Phật trong thế giới này. Vì thế, Tam Thế Phật thường được thờ cúng tại các Chùa, Tam Thánh Phật lại thường được các tín đồ Phật giáo rước về thờ tại tử gia.

Ý nghĩa thờ Tam Thế Phật

Tín ngưỡng tôn giáo là cách để mỗi người nuôi dưỡng tâm hồn mình một niềm tin vô hình, dựa vào đó mà ta sống chuẩn mực và hạnh phúc hơn. Đức Phật chính là người soi đường dẫn lối cho chúng ta đi theo nguyên lý của cuộc sống, vì thế việc thờ cúng tượng Phật cũng dần trở nên phổ biến.

Nếu hiểu được ý nghĩa thờ Tam Thế Phật sẽ giúp con đường tâm linh của chúng ta trở sâu sắc.

  • Duy trì nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời:

Ở Phương Đông, việc thờ cúng Đức Phật đã trở thành phong tục, tín ngưỡng tồn tại từ rất lâu đời. Thế nên, tại các ngôi chùa lớn, nhỏ của nước ta đều thờ tượng Phật. Không chỉ thế, việc các tín đồ Phật giáo lập bàn thờ tượng Phật trong nhà ngày càng phổ biến. Hàng ngày, gia chủ thắp hương, tụng kinh niệm Phật để cầu mong bình an, hạnh phúc và sám hối cho lòng thanh tịnh. Ngày nay, tượng Tam Thế Phật được thờ cúng ở nhiều chùa lớn từ Nam chí Bắc như Chùa Ba Vàng, Chùa Bái Đình. Việc thờ cúng tượng Phật ở nhiều nơi sẽ giúp duy trì nền văn hóa tín ngưỡng Phật tồn tại lâu dài.

  • Hướng tâm sống tốt và đúng đạo lý:

Ba vị Tam Thế Phật là đại diện cho thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này nhắc nhở chúng sinh luôn phải biết ơn quá khứ đã qua, trân trọng cuộc đời ở hiện tại và lạc quan, vui vẻ hướng về tương lai tốt đẹp. Đức Phật luôn tức lòng, độ lượng, yêu thương chúng sinh. Vì thế, Ngài sẽ luôn bảo vệ chúng ta trước những hiểm nguy của cuộc sống này.

  • Cầu mong bình an, phước lành:

Thờ tượng Tam Thế Phật nhằm thể hiện ước muốn về cuộc sống an yên, hạnh phúc, mong được Đức Phật phù hộ độ trì. Do đó, việc thờ cúng Tam Thế Phật không chỉ ở các ngôi chùa mà còn được gia chủ rước về thờ cúng tại nhà. Ý nghĩa thờ Tam Thế Phật là mong ba vị soi đường dẫn lối để xây dựng gia đình và cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy hơn.

Hướng dẫn cách đặt vị trí và cách thờ cúng Tam Thế Phật tại gia đúng chuẩn

Cách đặt tượng Tam Thế Phật

Đặt tượng theo hướng chuẩn tâm linh

Sau khi thỉnh tôn tượng Tam Thế Phật về nhà, gia chủ nên đặt tượng hướng mặt ra phía cửa chính nhà là tốt nhất. Như thế sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho gia đạo và đặc biệt là những người đã khuất.

Ngoài ra, cần tránh đặt tượng Tam Thế Phật hướng đối diện nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, nơi ô uế và không đặt ngay dưới chân cầu thang.

Bởi vì, Đức Phật là hình tượng cao quý, linh thiêng nên phải luôn đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất.

Nếu thờ hoặc đặt tượng Phật ở những nơi ô uế sẽ không tốt cho gia chủ trong việc làm ăn và cả sức khoẻ.

Cách thờ Tam Thế Phật

Đức Phật rất linh thiêng, vì thế nếu biết thờ cúng đúng cách sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho cả gia đình. Tuy nhiên, để mang lại những điều may mắn, hãy lưu ý những điều sau trước khi gia chủ có ý định thỉnh Tam Thế Phật về nhà.

  • Cách chọn tượng Tam Thế Phật để thờ cúng:

Khi lựa chọn mua tượng Tam Thế Phật, gia chủ nên chọn những tượng có diện mạo, gương mặt hài hoà, cân đối, toát lên được nét từ bi đức độ, trang nghiêm mà không thoát tục. Tránh chọn những tượng Phật bị sứt mẻ, có vết nứt, cũ kỹ, hoạ tiết chạm trổ không rõ nét, không thể hiện khuôn mặt của Đức Phật.

Đồng thời nét từ bi, trang nghiêm của Đức Phật cũng không còn nữa.

  • Ngày an vị Tam Thế Phật:

Nếu gia chủ muốn chọn ngày tốt để an vị Tam Thế Phật về nhà thì nên chọn ngày rằm 15 âm lịch, ngày mùng 1 hoặc ngày vi

1