Ngày Lễ Vía Phật A Di Đà (ngày 7 tháng 11 Âm lịch) và Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (ngày 8 tháng Chạp) đã đến gần. Đây là hai vị Phật được nhắc nhiều trong Phật giáo. Nhưng hiện nay, nhiều người đi chùa vẫn chưa hiểu rõ hai vị Phật này là ai và chưa nhận biết được đâu là Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni. Một số người còn nhầm lẫn đó là cùng một vị Phật. Chúng ta thường thấy mọi người niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đó là 2 vị Phật khác nhau, một vị Phật xuất hiện trong kinh phật giáo và một vị Phật có thật trong lịch sử.
Vài nét về Phật A Di Đà
Tượng Phật A Di Đà được biết đến nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. “Phật A Di Đà là tên phiên âm tiếng Phạn. Ngài là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực lạc. Ngoài tên A Di Đà Phật, còn có các tên phiên âm khác như là A Di Đa Phật, A Nhĩ Đa Phật... cùng gọi tắt là Di Đà, có nghĩa là vô lượng." Phật A Di Đà thường được tượng trưng bằng đá, với chiếc áo cà sa màu đỏ và trước ngực có nhữ Vạn (卍).
Vài nét về Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Theo các tài liệu lưu giữ đến nay thì Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử. Ngài là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm và sinh vào khoảng năm 624 TCN. Mặt Phật Thích Ca tròn, cằm vuông vức, và áo mà Ngài mặc không có chữ Vạn (卍) trước ngực. Phật Thích Ca còn có nhiều tư thế khác nhau như ngồi trên tòa sen hoặc đứng.
Tóm lại,
sự khác biệt giữa hình tượng Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni qua một vài đặc điểm chính sau đây:
- Phật A Di Đà thường được tượng trưng bằng đá, với áo cà sa màu đỏ và trước ngực có chữ Vạn (卍).
- Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nhiều tướng mạo nhưng thường không có chữ Vạn (卍) và áo màu vàng hoặc nâu.
Mỗi vị Phật đều mang ý nghĩa và giáo pháp riêng biệt trong tín ngưỡng Phật giáo. Điều quan trọng là hiểu rõ và tôn trọng sự khác biệt này để có một sự thấu hiểu đúng và sâu sắc về đạo Phật.
Ảnh: chuadieuphap.com.vn