Bình phong - Sự kết hợp giữa phong cách và phong thủy
Bình phong là gì?
Bình phong là những tấm vách hình chữ nhật thẳng đứng, được ghép nối với nhau bằng bản lề và có phần chân cố định giúp chúng đứng được. Thông thường, bình phong sẽ có 4 tấm, tối thiểu là 3 tấm, và bạn có thể xếp gọn lại và di chuyển đến nhiều nơi dễ dàng trong nhà.
Bình phong hiện nay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa, tre, vải,... và có đa dạng mẫu mã, tùy theo nhu cầu của khách hàng. Trước đây, bình phong thường chỉ được sử dụng trong các phòng của vua chúa, nhà quan hay những người giàu có trong xã hội, nhằm tạo không gian riêng tư. Nhưng hiện nay, bình phong không chỉ là vật để trang trí trong nhà mà còn mang đến yếu tố phong thủy, cùng với may mắn và vận khí cho ngôi nhà.
Ý nghĩa của việc đặt bình phong trong phong thủy
Trong phòng khách theo phong thủy, việc không có bình phong hoặc tấm chắn gió sẽ dễ dẫn đến việc những luồng khí từ bên ngoài xộc thẳng vào không gian bên trong. Bình phong giúp ngăn phòng khách thành vài ba trường khí nhỏ tụ khí, có thể linh hoạt đổi "cửa" (môn), điều chỉnh đường tới của sinh khí, làm cho gia chủ luôn trong trạng thái khí tốt đẹp.
-
Đặt bình phong sẽ làm giảm tốc độ luồng khí lùa từ bên ngoài vào, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người. Điều này giúp con người cảm thấy thoải mái và dễ chịu, đồng thời rất có lợi cho sức khoẻ.
-
Môi trường phong thuỷ tốt có thể nâng cao vận thế tổng hợp của gia chủ, còn môi trường phong thuỷ kém thì thường mang lại nhiều rắc rối và phiền toái về cả thể chất lẫn tinh thần.
-
Bình phong còn có tác dụng hóa giải những yếu tố xấu nếu được đặt giữa các kiến trúc mở thông với nhau. Ví dụ, có thể đặt một bình phong chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp, hoặc giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ thông với cửa chính... Nếu bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính, cũng nên có một bình phong che chắn. Ngoài ra, với những phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.
-
Bình phong cũng có khả năng khắc phục những điểm bất lợi đối với ngôi nhà, đó là giúp ngăn cản những ảnh hưởng xấu từ cả hai phía, bên trong và bên ngoài căn nhà.
Một số loại bình phong phổ biến
Bình phong trong nội thất có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, tre, nhựa, kính, vải, sắt... Mỗi loại bình phong mang đến một phong cách và ý nghĩa khác nhau.
-
Bình phong tre: mang đến sự hoài cổ, cổ điển và phù hợp với không gian có phong cách thiết kế cổ truyền. Những bức họa được khắc trên những nan tre mang phong cách nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao, thu hút nhiều người sử dụng. Đồng thời, bình phong tre cũng đáp ứng yếu tố phong thủy.
-
Bình phong gỗ: đây là mẫu phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Bình phong gỗ mang đến không gian nhà ở thoáng mát, ấm áp, thoải mái và sang trọng. Trên các bức vách, được khắc những họa tiết bắt mắt và độc đáo cho người dùng. Thường được đặt tại phòng thờ, phòng khách hay phòng ngủ.
-
Bình phong nhựa: phù hợp để đặt tại cửa chính hoặc đối diện với hành lang, nhằm tránh những âm khí bay vào nhà. Cũng có thể đặt tại những khu vực chắn tại nhà vệ sinh, phòng bếp, ban công. Ngoài ra, bình phong nhựa còn được sử dụng làm trang trí cho phòng ngủ và các khu vực dịch vụ như spa, tiệm cắt tóc, tiệm làm đẹp.
-
Bình phong kính: dùng để làm vách ngăn nhà tắm hoặc kết hợp với vải che làm vách ngăn cho phòng ngủ và phòng thay đồ. Loại bình phong này tạo cảm giác thông thoáng, mát mẻ và thoải mái cho không gian có diện tích khiêm tốn.
-
Bình phong vải: có thiết kế đơn giản với khung gỗ và vải nhiều hoa văn. Thường được sử dụng trong không gian thờ cúng hay các phòng khám, bệnh viện.
-
Bình phong sắt: có chất liệu cứng, chắc chắn với những đường nét bắt mắt. Thường được sử dụng để thay thế cho nhiều mẫu bình phong khác. Bạn cũng có thể sáng tạo với dạng bình phong xanh bằng vài chậu hoa, cây cảnh xếp liền nhau, giúp ngôi nhà trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Khi chọn chất liệu của bình phong, gia chủ nên tránh chọn những chất liệu không tương hợp với ngũ hành của ngôi nhà, để đảm bảo sự cân bằng năng lượng.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ý nghĩa và loại bình phong trong phong thủy. Hãy trang trí ngôi nhà của bạn với bình phong phù hợp để mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình.