Phật tử từ lâu đã có tâm niệm thờ Phật tại gia, và việc chọn tượng Phật để thờ trong nhà không phải là việc đơn giản. Mỗi tượng Phật mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau, và tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau của gia đình mà lựa chọn vị Phật phù hợp. Dưới đây là một số ý nghĩa của một số tượng Phật phổ biến:
Nên thờ tượng Phật nào trong nhà
Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia
Trong kinh phật, Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau để cứu độ chúng sinh qua các hoạn nạn như nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thường được tạo hình dưới hình dạng nữ thể hiện sự từ bi luôn an ủi, khuyên can chúng sinh sống có đức. Nơi có khổ ải, buồn đau thì Phật Bồ Tát đều xuất hiện để cứu giúp.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người dám từ bỏ ngai vàng, phú quý, giàu sang để đi tìm chân lý của cuộc đời với bao khó khăn, đói khổ và đã giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi thế tục. Thờ tượng Phật Thích Ca thể hiện sự giác ngộ của gia chủ: thành tâm hướng thiện, muốn giải thoát mình khỏi thói xấu tham sân si ở đời và muốn cầu cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh.
Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà tại gia
Phật A Di Đà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà này rất nhiều, muốn cho chúng sinh vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ, sinh, già, bệnh, chết. Phật A Di Đà đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh tái sinh vào cõi cực lạc.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Dược Sư
Phật Dược Sư là một vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại đối với tất cả chúng sinh. Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất và tinh thần, những nguy hiểm và chướng ngại trong cuộc sống, và giúp họ loại bỏ ba chất độc đó là sự dính mắc, hận thù và vô minh. Bảy vị Phật Dược Sư có thể giúp chúng ta làm dịu những trở ngại cho việc đạt được hạnh phúc tạm thời và cả hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ trọn vẹn.
Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào).
Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Phật và gia tiên trong nhà cũng rất quan trọng để tạo ra không gian linh thiêng và thanh tịnh, tôn vinh vị trí của tượng Phật và tạo nên một nơi thờ phật an lành và thư thái.
Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Việc chọn tượng Phật cũng cần được thực hiện chu đáo và nên uốn nắn ý định vì tình yêu và lòng thành tâm của từng người tín đồ Phật giáo.