Kiến thức phật giáo

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Phap Ngo Thich

Lắng nghe những lời Phật dạy đáng suy ngẫm Nghe lời Phật dạy về tình duyên, chúng ta sẽ hiểu thêm và trân trọng những mối nhân duyên trong cuộc sống. Phật dạy: Mối duyên...

Lắng nghe những lời Phật dạy đáng suy ngẫm

Nghe lời phật dạy về tình duyên , chúng ta sẽ hiểu thêm và trân trọng những mối nhân duyên trong cuộc sống.

Phật dạy: Mối duyên vợ chồng là mối duyên phải vun đắp

Trên đời này, không thiếu những cuộc tình dang dở. Có những mối tình sâu đậm kéo dài nhiều năm nhưng cuối cùng lại kết thúc, không đi đâu về đâu. Thậm chí, có cô gái tưởng kết hôn đến nơi rồi lại đột ngột đứt gánh giữa đường.

Hay có những cô gái mải mê phấn đấu sự nghiệp, lớn tuổi nhưng lại lỡ dở tình duyên. Đến khi ngoảnh lại, tuổi đã chơi vơi nhưng mảnh tình vẫn chưa có.

Duyên phận là điều kỳ lạ mà không ai thực sự hiểu. Duyên phận có thể hữu nhưng không phận, có thể yêu nhau, nhớ nhau nhưng không thể gần nhau. Không cố ý đeo đuổi thì lại có, cố gắng có khi lại chẳng thành.

Người ta thường cầu xin Phật để tìm được người yêu, nhưng Phật dạy rằng, dù cầu xin cũng chỉ là xin duyên xin phận chứ không thể xin người. Duyên ấy là do chính ta tự cầu phúc, tự tạo ra. Phật chỉ kết nối chứ không thể ban cho chúng ta. Trên thế gian biển người mênh mông, người gặp người là duyên tiền định, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời.

Thế gian trăm ngàn mối duyên, chỉ có một mối duyên thực sự dành cho mình. Phật giáo tin rằng, tu trăm năm mới cùng chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối, mối duyên vợ chồng là mối duyên phải vun đắp, cố gắng thật nhiều mới có được. Ảnh minh họa

Vì thế, phụ nữ không nên buồn vì muộn duyên tình. Chưa gặp người ưng ý là do bản thân ta chưa đủ phúc, duyên chưa đủ sâu. Tuổi tác không phải là vấn đề, chưa gặp đúng người thì chưa thể gọi là muộn. Chỉ khi bỏ lỡ mối duyên đích thực mới thật sự là muộn màng.

Người sống trên đời, chỉ có bản thân mới hiểu rõ nhất về ấm lạnh của cuộc sống. Đừng vì áp lực bên ngoài mà sống trái với lòng, yêu lầm và cưới sai. Như vậy không chỉ khổ trong kiếp này, mà còn kết nghiệt duyên, liên lụy tới kiếp sau. Chúng ta nhất định phải trả giá. Lãng phí duyên kiếp này, tạo nghiệp báo kiếp sau, đừng vì một chốc lát cô đơn mà đánh đổi.

Phật dạy để có một tình yêu đẹp cần bốn yếu tố: Từ bi, hỉ, xả

phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu đích thực phải hội tụ đủ bốn yếu tố quan trọng: từ, bi, hỉ, xả.

"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không chỉ là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không mang đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực.

Yêu mà làm khổ nhau không phải là tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc mỗi ngày.

"Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng.

Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời. Ảnh minh họa

Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng mang lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu đích thực.

"Từ bi" trong tình yêu không tự dưng mà có. Chúng ta cần học, cần "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ và niềm đau của người mình yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ và bớt khổ đau, tăng thêm hạnh phúc.

"Hỉ" là niềm vui, và tình yêu đích thực phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu chân thật là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

"Xả" là không phân biệt, không kỳ thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta cũng là của mình, khó khăn và khổ đau của người ta cũng là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh phải chịu đựng một mình.

Khi yêu, hai người không còn là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc và khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì chúng ta phải làm là coi đó là vấn đề của cả hai, chuyển hoá nỗi khổ đau và làm lớn thêm hạnh phúc.

Dưới đây là những lời Phật dạy sâu sắc về nhân duyên:

  1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
  2. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
  3. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
  4. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
  5. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.
  6. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.
  7. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
  8. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
  9. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải "Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên".
  10. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
  11. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
  12. Cảm ơn đời với những gì ta đã có, cảm ơn đời với những gì ta không có.
  13. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, nên xin đừng oán trách nó. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.

Chúng ta đã nghe và học được nhiều từ những lời dạy của phật . Hãy áp dụng những bài học quý giá này vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, để có được một tình yêu đẹp và hạnh phúc.

1