Niệm Phật là một phương pháp mà các Phật tử áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuy cách niệm có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ duyên của mỗi người, nhưng mục đích chung vẫn là để niệm Phật đúng đắn nhất.
Cách niệm Phật đúng đắn
Niệm cao tiếng
Niệm cao tiếng là cách niệm Phật mà ta niệm lớn tiếng, đem hết tinh lực toàn thân dồn vào câu niệm. Tiếng niệm Phật này giống như tiếng đại hồng chung, tiếng sư tử vang lên trên trời đất.
Mặc niệm
Mặc niệm là cách niệm Phật mà ta niệm thầm, không phát ra tiếng.
Niệm giác chiếu
Hình thức niệm giác chiếu là một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí soi xét tự tánh.
Niệm quán tưởng
Cách niệm Phật tại nhà này là một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ-tát đang đứng trước mặt mình. Sau đó, ta quán tưởng cảnh Cực lạc đang phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp,...
Niệm truy đảnh
Niệm truy đảnh là cách niệm Phật mà các chữ trước và chữ sau chồng lên nhau, không có sự dứt hở giữa trung gian.
Niệm lễ bái
Khi niệm Phật thì thân lạy, niệm xong một câu sẽ lạy một lạy.
Niệm từng loạt 10 niệm
Bạn cũng có thể áp dụng cách niệm phật trước khi ngủ là niệm một hơi kể một niệm, niệm mười hơi là mười niệm. Tùy hơi dài ngắn, mỗi hơi sẽ niệm 7 câu Phật làm chừng. Niệm mỗi hơi cần thầm đếm để nhớ số 7 câu Phật.
Niệm đếm theo hơi thở
Cách niệm này không kể số danh hiệu Phật niệm nhiều hay ít, mà ta sẽ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì ta sẽ niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm sẽ hít hơi vào và tiếp tục niệm như trước mười niệm.
Niệm theo thời khóa nhất định
Khi thời khóa biểu đã vạch sẵn thì ta nên tuân thủ và thực hiện hành trì, tự lập để giữ được đạo tâm bất thối.
Niệm bất cứ lúc nào
Các hành giả đã huân tập tịnh chủng khá thành thục có thể phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào. Lúc đi đứng hay lúc nằm ngồi không lúc nào là bạn không niệm Phật, ngoại trừ khi ngủ.
Niệm hay không niệm vẫn là niệm
Đây là sự tâm niệm, tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật. Có nghĩa bất kể miệng của bạn có niệm Phật thành lời hay không, tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật. Ngoài sự niệm Phật không nghĩ ngợi, ý niệm danh hiệu Phật không bị gián đoạn trong nội tâm.
Niệm Kim Cang
Niệm Kim Cang là niệm vừa tiếng, tiếng không lớn quá, không nhỏ quá, rất thong thả, hòa hoãn. Khi ta vừa niệm vừa nghe, đầu óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần an định hơn. Trong các cách niệm Phật trên, niệm Kim Cang được thường xuyên sử dụng nhất.
Cách niệm Phật trước khi ngủ
Để niệm Phật đúng cách trước khi đi ngủ, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như tư thế ngồi, trang phục, và tâm trí.
Tư thế ngồi niệm Phật
- Tư thế Kim Cang Tọa: Bạn đặt chân trái lên đùi phải, chân phải lên đùi trái và kéo hai chân sát vào người.
- Tư thế bán kiết già: Bạn đặt chân trái lên trên đùi phải hoặc đặt chân phải lên đùi trái.
- Tay để ngửa, tải phải đặt lên trên tay trái nhẹ nhàng, hai ngón tay cái có thể đan sát vào nhau.
Hít thở nhẹ nhàng, tâm hồn thanh tịnh
Sau khi đã có tư thế ngồi đúng, bạn cần biết hít thở như thế nào khi niệm Phật. Tạo sự tập trung bằng cách hít vào và thở ra nhẹ nhàng đều đặn. Khi tâm trí đạt tới sự thanh tịnh tuyệt đối, cách niệm Phật sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn đủ tỉnh táo trước khi niệm Phật, không niệm Phật khi đã uống rượu bia. Cần lựa chọn trang phục phù hợp và không quá hở hang khi tiến hành niệm Phật.
Cách niệm Phật có thể đọc to nhỏ hoặc chỉ trong đầu tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Khi hít vào hoặc thở ra, hãy thực hiện theo tiếng niệm Phật để dần chìm vào vô thức, mọi buồn bực sẽ biến mất và tâm trí thấm vào giấc ngủ.
Hơn nữa, khi niệm Phật, bạn không nên hoài nghi về tác dụng của câu niệm. Việc thành tâm tụng niệm sẽ giúp tâm trí thoát khỏi vô minh và lo lắng phiền muộn.
Đây là những chia sẻ về cách niệm Phật đến bạn đọc. Niệm Phật đúng cách với lòng thành tâm sẽ giúp chúng ta có được sự an lạc trong tâm hồn và nhận về nhiều phước báu to lớn.