Kiến thức phật giáo

Cúng dường Trai Tăng: Tôn vinh công đức, ý nghĩa và nghi thức

Phap Ngo Thich

Cúng dường Trai Tăng là gì? Cúng dường Trai Tăng là hình thức cúng khi gia chủ thành tâm chuẩn bị các lễ vật như thực phẩm, y phục, thuốc men... đúng như pháp, chay...

Cúng dường Trai Tăng là gì?

Cúng dường Trai Tăng là hình thức cúng khi gia chủ thành tâm chuẩn bị các lễ vật như thực phẩm, y phục, thuốc men... đúng như pháp, chay tịnh và trong sạch để dâng lên cùng dường chư Tăng. Gia chủ có thể thỉnh chư Tăng về nhà hoặc mang lễ phẩm lên chùa để cúng dường. Có hai hình thức cúng dường: trai tăng và trai phạn.

  • Cúng dường trai phạn nghĩa là chỉ dâng thức ăn thức uống cho chư Tăng.
  • Cúng dường trai tăng là sắm tứ sự như thực phẩm, y phục, thuốc men và sàng toà.

Tuy nhiên, hiện nay ngoài thực phẩm ra thì phần tứ sự được phương tiện hoá thành món quà tượng trưng ý nghĩa và một bao thư “tiền mặt” để chư Tăng tuỳ nghi mua sắm cần thiết. Cúng dường phải dựa trên nền tảng tự phát tâm của người Phật tử.

Công đức khi cúng dường Trai Tăng

Việc cúng dường này mang đến nhiều công đức to lớn cho mỗi người. Theo từng quan niệm của các Tỳ kheo, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về công đức cúng dường.

Di-lặc hỏi chúng Tăng: “Nếu có đàn việt thỉnh cầu một Sa-môn trì giới thanh tịnh đến nhà cúng dường. Lợi ích đạt được có bằng người có được ngàn vạn đồng tiền chăng?”

  • Kiều Trần Như liền nói rằng: “Giả sử có người có được trăm xe châu báu. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.”
  • Xá Lợi Phất nói: “Giả sử có người có được châu báu đầy trong cả cõi Diêm-phù-đề này. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một người giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.”
  • Mục Kiền Liên nói: “Cho dù có người có được 7 báu chứa đầy trong hai thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.”

Các Tỳ kheo còn lại đều đưa ra những ý kiến về lợi ích cúng dường trai Tăng để chúng ta hiểu rõ hơn về công đức nhận được khi thực hiện điều này.

Nghi thức lễ cúng dường Trai Tăng

Trong nghi lễ cúng dường, cần gia chủ sửa soạn các loại thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa, tịnh tài. Việc cúng dường Trai Tăng dựa trên việc tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ. Do đó, lòng thành chính là nguyên tắc quan trọng không thể thiếu khi thực thi Phật sự cúng dường.

Ngoài ra, chúng ta chỉ nên cúng dường bằng các thực phẩm chay tịnh hay thực phẩm dinh dưỡng. Sắp đặt sẵn thức ăn ra khay theo số lượng chư Tăng để dâng cúng vừa đủ mà không quá dư thừa lãng phí. Các tu sĩ nhận thức ăn tuần tự theo nghi thức khất thực trong tự viện.

Nghi lễ thực hiện Cúng dường Trai Tăng như sau:

  • Phật Tử Đọc Nghi Thức Dâng Mâm Huê Trai Tăng Và Chia Phước
  • Tác bạch cầu an
  • Tác bạch cầu siêu
  • Chư Ni Tụng Kinh An Lành Và Hồi Hướng Hương Linh
  • Kệ điềm lành vũ trụ
  • Kệ hồi hướng quả báo đến ngạ quỷ
  • Kệ tâm từ
  • Phật Tử Hồi Hướng
  • Hồi hướng Chư Thiên
  • Kệ hồi hướng người đã quá vãng lai
  • Hồi hướng công đức
  • Hồi hướng phước đến thân quyến
  • Nguyện

Ý nghĩa khi Cúng dường Trai Tăng

Cúng dường là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử để gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình. Việc cúng dường là dịp để thân quyến bày tỏ nỗi lòng thương kính, báo hiếu tri ân người đã mất. Nhờ sức chú nguyện của chư Tôn đức tăng ni để hương linh của người quá cố siêu sinh thoát hóa.

Cúng dường Trai Tăng là gì và công đức, ý nghĩa nhận được như thế nào đã được giải đáp chi tiết ở trên. Việc hiểu rõ nghi lễ cúng dường sẽ giúp chúng sanh thực hiện đúng và nhận về nhiều phước báu to lớn.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

1