Kiến thức phật giáo

Chú Lăng Nghiêm: Thần Chú Uy Lực Nhất trong Phật Giáo

Phap Ngo Thich

Phật tử có thể đọc loạt bài về Thần chú Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng...

Phật tử có thể đọc loạt bài về Thần chú Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng…

Chú Lăng Nghiêm - Cốt Tuỷ Trong Phật Giáo

Chú Lăng Nghiêm chia làm năm bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương:

  1. Kim Cang bộ: Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.
  2. Bảo Sinh bộ: Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.
  3. Phật bộ: Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
  4. Liên Hoa bộ: Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.
  5. Nghiệp bộ: Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.

Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.

Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Bản Hán văn chỉ có đệ Nhất và đệ Nhị, còn ba đệ cuối thì không có. Chú Lăng Nghiêm có tầm quan trọng lớn, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.

Chú Lăng Nghiêm - Hành Trang của Người Tu Phật

Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều được tăng trưởng. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật.

Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!

Trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.

1