Kiến thức phật giáo

Bài 2: Thị Mầu Lên Chùa

Phap Ngo Thich

Tóm tắt nội dung vở chèo Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm...

Tóm tắt nội dung vở chèo

Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

I. Đọc văn bản

1. Tìm hiểu chung

Xuất xứ: Đoạn trích Thị Mầu lên chùa được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Thể loại: chèo

Bố cục:

  • Phần 1: (từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa.
  • Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính.

Nội dung đoạn trích: Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên, Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.

2. Tìm hiểu nội dung văn bản

2.1 Lời nói đối thoại, độc thoại, bằng thoại, tiếng đế chèo cổ trong VB

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

  • Đây rồi nhé!
  • Tên em ấy à?
  • Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!
  • Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!
  • Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
  • Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?
  • Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.
  • Đẹp thì người ta khen chứ sao!
  • Nhà tao còn ối trâu!

Thị Kính

Tiếng đế (người xem)

  • A di đà Phật! Chào cô lên chùa!
  • Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!
  • Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.
  • Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!
  • Mười tư, rằm!
  • Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!
  • Mầu ơi mất bò rồi!
  • Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?
  • Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!
  • Nam mô A di đà Phật!
  • Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!
  • Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

2.2 Nhân vật Thị Mầu

a. Lời nói

Thị Mầu sử dụng lời nói, lời hát (hát ghẹo tiểu, hát) để tỏ bày tình cảm: Đó là lời nói với Tiểu Kính (đối thoại); lời nói với chính mình (độc thoại); lời nói với khán giả (bàng thoại).

→ Lời nói, hát là hành động của Thị Mầu biểu thị các hành động: giới thiệu thông tin về bản thân với chú tiểu, khen chú tiểu, mời chú tiểu ăn giầu, ghẹo tiểu, thách thức, bất chấp sự chê trách, phê phán của người đời (thể hiện qua tiếng đế),... Bên cạnh hành động thể hiện qua ngôn ngữ, còn là các hành động trực tiếp đi kèm với lời nói, hát (được thể hiện thông qua chỉ dẫn sân khấu): nấp; xông ra nắm tay Tiểu Kinh;...

Mục đích: Thị Mầu lên chùa, mang tiền cùng gạo của cha mẹ tiến cúng chỉ là cái cớ. Mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu là bày tỏ tình cảm với chú tiểu. Thị Mầu tranh thủ mọi cơ hội để bộc lộ lòng mình.

Tác dụng

Tiếng gọi "thầy tiểu ơi” trở đi trở lại nhiều lần, cùng với những tiếng gọi ấy là nỗi lòng, khát khao hạnh phúc được Thị Mầu thẳng thắn, táo bạo tỏ bày. Sự điệp đi nhấn lại cho thấy mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu khi lên chùa là thầy tiểu.

Tiếng gọi ấy như buộc đối tượng phải quan tâm đến mình, làm cho mọi lời nói, tiếng hát trở thành tiếng giãi bày chỉ mong đối tượng thấu hiểu, trờ thành những "bủa vây” bay vờn, xoắn xuýt bám riết lấy đối tượng giao duyên, quyết thực hiện bằng được khao khát tỏ bày tình cảm của mình.

Tiếng gọi như muốn bộc bạch tất cả sự mê đắm, bật ra tất cả nỗi nhớ nhung, niềm khao khát.

Tiếng gọi hòa với giọng hát, ánh mắt sóng sánh đa tình, nhịp bước "tung toé”, sắc áo rực rỡ, những đường nét xuân thì bung toả của cơ thể thiếu nữ trẻ trung,... tạo thành một Thị Mầu sẵn sàng bật tung mọi khuôn thước để sống đúng với tình càm tự nhiên của trái tim thiếu nữ,...

b. Diễn biến tâm trạng Thị Mầu

Theo lời nói, lời hát, hành động của nhân vật, người đọc nhận ra diễn biến tâm trạng của Thị Mầu:

  • Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi lên chùa "Tôi lên chùa thầy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm…”

→ đến choáng váng, đắm đuối, si mê táo bạo tỏ bày tình cảm và quyết liệt “tấn công" đối tượng bằng tất cả sự “bùng nổ" của dòng nham thạch đầy sức sống. “Người đâu mà đẹp như sau băng thế nhỉ”

→ buồn bã, thất vọng khi không được đáp lại, để rồi như gồng mình lên, bất chấp, thách thức mọi khuôn khổ, phép tắc, định kiến giáo điều của quan niệm phong kiến trong tình yêu. “Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”; “Tri âm chẳng tỏ tri âm/Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng”; “Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn /Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”

Nhận xét: Nhân vật Thị Mầu mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống, Thị Mầu đi ngược hẳn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.

2.3 Quan niệm về tình yêu và hạnh phúc

  • Đã yêu nhau phải chủ đồng bày tỏ, tìm cách thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân.
  • Yêu là “phải duyên”, đã “phải duyên” thì đôi bên phải tự quyết, đợi chờ và tiến tới hôn nhân.

2.4 Tiếng đế trong văn bản

Đoạn thoại/ tiếng đế

Quan điểm, góc nhìn

THỊ MẤU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!

TIẾNG ĐẾ: Mầu ơi mất bò rồi!

THỊ MẤU: Nhà tao còn ối trâu!

(hát ghẹo tiều)

Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua.

Ấy mấy thây tiểu ơi!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật.

TIẾNG ĐẾ: Mầu ơi nhà mày có mấy chị em?

Có ai như mày không?

THỊ MẤU: Nhà tao có chín chị em, chì có mình tao

là chín chắn nhất đấy!

TIẾNG ĐỂ: Dơ lắm! Mầu ơi!

Quan điểm đánh giá Thị Mấu qua tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mấu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong VB là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: "Dơ lắm! Mầu ơi!"

Lời đáp của Thị Mầu thể hiện trực tiếp thái độ của Thị Mầu trước những chê bai, phê phán đó. Đẹp thì khen, cần gì phải hành động theo "ai đó", "kệ tao", mình thích thì mình tỏ bày, mình rung động thì mình bộc bạch (đáp trả "Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!", "Có ai như mày không?"). "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ" - Thị cứ “lẳng lơ", cú’ đa tình, cứ sóng sánh đấy, thì đã sao nào (đáp lại “Dơ lắm!”, "Sao lẳng lơ thế"). Thị Mầu dùng chính lời ăn tiếng nói dân gian để đối đáp lại, bộc lộ suy nghĩ tự nhiên, bản năng sống chất phác, khoẻ khoắn của mình. Thị Mầu tung hê những thứ khuôn phép đạo đức “chính chuyên" luôn được "sơn son để thờ" và “tuyên bố" quyền được sống, quyền được yêu bằng cả phần hồn, phần xác của người phụ nữ. Thị đã bất chấp tất cả, đầy tự tin, đầy bản lĩnh để làm điều đó.

Từ phương diện nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật, việc tạo ra sự đối lập giữa đánh giá của dân gian trong tiếng đế với tỏ bày của Thị Mầu trong tiếng đáp làm cho bàn năng khát khao sống, khát khao yêu tự nhiên, sự “nổi loạn" của Thị Mầu càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, dữ dội hơn.

Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: Trung Tâm Đức Trí

1