Sựcó mặt của hàng nghìn các vị cao tăng cùng các nhà phật học uyên bácnhất trên thế giới đến Việt Nam trong đại lễ Phật đản VESAK 2008 vừaqua, không những đã phá tan những xuyên tạc về chính sách tôn giáo củaViệt Nam mà còn nâng uy tín Phật giáo Việt Nam lên một vị trí cao trongthế giới Phật học.
Tìnhhình trên khiến tôi liên tưởng đến một không khí Phật học thịnh phát đãtừng diễn ra cách đây một ngàn năm. Chỉ còn hai năm nữa, toàn thể nhândân ta sẽ cùng Thủ đô Hà Nội kỷ niệm ngàn năm lịch sử của Thăng Long.Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long cũng là kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ dời đô từHoa Lư ra mảnh đất của thành Đại La năm ấy và của Hà Nội hôm nay. Từkhi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng giành lại non sôngđất nước sau ngàn năm bị nước ngoài chiếm đóng, thì hào khí dân tộcngày càng dâng cao, qua các triều Đinh, Lê để đạt tới đỉnh cao ở triềuLý và sau đó là ở triều Trần.
LýThái Tổ đã thể hiện hoài bão lớn của dân tộc là xây dựng một Tổ quốchùng cường để vĩnh viễn không bao giờ còn rơi vào tay giặc. Cùng vớiviệc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, củng cố chính quyền, xây dựnglực lượng võ trang, Lý Thái Tổ đã mở đầu cho sự hùng cường cho dân tộc.Lý Thái Tổ không chỉ dừng lại ở đó mà đã sớm thấy sự cần thiết là xâydựng một Tổ quốc phát triển cả vật chất và tinh thần, không chỉ kinh tếmà còn cả văn hóa. Là một người xuất thân từ nhà chùa, lại hằng ngàytiếp xúc với nhân dân lao khổ, Lý Công Uẩn đã sớm nhận ra sự gần gũigiữa Phật giáo và dân tộc. Ông đã chủ động khai thác quan hệ này trongsự nghiệp phục hưng đất nước.
![]() |
Chùa Láng-một di tích lịch sử và văn hóa của Hà Nội. Ảnh: Google |
Đã từ lâu, Phật giáo đến với Việt
Sựgắn bó giữa Phật giáo và dân tộc trước hết thể hiện ở khí phách lớn laocủa toàn dân qua cái nhìn sáng suốt của Lý Thái Tổ. Mới lên ngôi được 4tháng, ông đã chuyển kinh đô ra giữa trung tâm của đất nước vì ông tintưởng rằng toàn thể nhân dân đang hào hứng và sẵn sàng cùng ông đươngđầu với mọi thử thách, trước hết là tham vọng xâm lược của nước ngoài.Khi Lý Thường Kiệt tuyên bố
Trướcđây, để phát huy cao nhất nhân tố Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệpcủa dân tộc, Lý Thái Tổ đã ngay từ buổi đầu, tập trung vào việc xâychùa, đúc chuông, tạc tượng. Chỉ trong một thời gian ngắn nhiều chùa hưnát được sửa chữa và nâng cao, và hơn 300 ngôi chùa mới đã được tạodựng trong nước. Con cháu của ông kể từ Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông,Thái hậu Ỷ Lan và Lý Nhân Tông đã tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Phậtgiáo của ông. Việc xây dựng chùa chiền, đúc tượng, đúc chuông thời ấythực tế đã tạo ra một sự tốn phí rất lớn về tiền của. Điều này đã bịcác Nho gia về sau hết lời phê phán. Tuy nhiên, nhìn vào hiệu quả củanhững công trình nghệ thuật ấy, phải nói rằng Phật giáo đã ngọt ngào đisâu vào tâm khảm của toàn dân, tạo nên một lý tưởng sống vững chắc vìđộc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Một nền văn minh ĐạiViệt rực rỡ đã được hình thành từ những ngày ấy. Đặc trưng của nền vănminh này là sự kết hợp truyền thống thương người như thể thương thânvới tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật. Một ngàn năm Văn hiến của Thủđô Thăng Long sắp kết thúc. Một ngàn năm tiếp theo của Thủ đô sẽ bắtđầu mở ra với những hoài bão và khí thế vô cùng to lớn. Phải chăngchúng ta lại đang chứng kiến một thời phục hưng mới với tầm vóc mới sovới thời phục hưng đời Lý?