Trướchết cần khẳng định rằng: đạo Phật là tôn giáo phổ quát thế giới, mộttôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ lâu (khoảng 1-2 thế kỷ đầu Côngnguyên) bằng con đường giao lưu văn hóa tự nguyện. Tấm lòng từ bi hỉ xảcủa Phật Tổ Thích Ca đã được những cư dân nông nghiệp lúa nước đón nhậnvà trao truyền qua nhiều thế hệ. Trên mảnh đất mới, Phật giáo đã cónhững đóng góp không nhỏ vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dântộc ta. Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với lề lối ứng xử và hànhvi của văn hóa Việt Nam, từ đạo đức làm người, âm nhạc, ca vũ, nghệthuật kiến trúc, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục… không sao kể xiết.Song, như một quy luật tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa, văn hóaViệt Nam đã có rất nhiều ảnh hưởng tới Phật giáo thế giới, làm cho Phậtgiáo thế giới biến đổi, nhuốm màu văn hóa Việt Nam.
Đóng góp của văn hóa Việt
![]() |
Tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt tại chùa Bút Tháp (tỉnh Bắc Ninh) được thờ từ thế kỷ 17 đến nay. Ảnh: Google |
Hoặcnhư tượng Quan âm Thị Kính, còn có tên là Quan Âm Tống Tử (Quan âm bịgán con cho) hay Quan âm tòng tử (Quan âm theo con), chính là nàng ThịKính, vợ của chàng nho sinh Thiện Sĩ được hóa thành Phật. Thị Kính làmột điển hình của những cô gái Việt nết na, chịu khó và hết mực yêuchồng. Song, nàng đã phải chịu nhiều nỗi hàm oan lớn. Cuộc sống vất vả,thiếu thốn và nỗi đau tinh thần đã khiến nàng phải chia lìa cuộc sống.Phật Tổ chứng giám nỗi oan dồn dập, cho Thị Kính thành Phật Quan âm.
Từkhoảng thế kỷ XVI, XVII, trong các ngôi chùa Việt bắt đầu xuất hiện mộttín ngưỡng dân dã của người Việt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhỏ thì mộtban, lớn thì cả một điện (nhà) thờ Mẫu riêng trong khuôn viên ngôichùa. Về cơ bản, các vị chủ soái của tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt
Phậtgiáo dưới thời Trần khoáng đạt, nhập thế, đã xuất hiện những tu sĩ, màđiển hình là Tuệ Trung thượng sĩ, thời bình mặc áo tu sĩ, tụng kinh gõmõ, thời chiến khoác chiến bào đi chinh chiến bảo vệ đất nước. Nhưngkhi hòa bình được tái lập, lại thanh thản cởi chiến bào để khoác lạitấm áo nâu sồng của người tu sĩ. Chính vì vậy, thời Trần, nhiều vị vua,điển hình là hai đức vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cùng ĐứcQuốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã noi theo gương từ bi bình đẳng củaPhật và các vua tiền nhiệm thời Lý, rất dũng cảm và kiên quyết chốngquân xâm lược Nguyên-Mông theo tinh thần đại dũng, đại hùng, đại lựccủa Phật giáo. Nhưng khi bên địch đã thua hoặc đã phải hàng, thì lại mởlòng nhân từ, tha chết cho họ. Vua Trần Nhân Tông, khi đánh đuổi hếtquân xâm lược, hòa bình đã được tái lập, lại thanh thản cởi hoàng bàođể khoác tấm áo người tu sĩ, trở thành vị Tổ của Thiền phái Trúc LâmYên Tử. Với việc đề cao tinh thần đại dũng, đại hùng, đại lực, sau khicuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông thắng lợi, trong nhiều ngôichùa Việt đã xuất hiện một ban thờ Trần Triều với pho tượng Đức ThánhTrần (Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn).
Cóthể nói ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, từ cây cỏ, khuôn viên đến bàitrí các ban thờ, điện thờ, nhân vật được thờ, đến sinh hoạt trong chùa(lễ bái, hội hè…) hoàn toàn khác với ngôi chùa Phật giáo các nước.Với tinh thần cởi mở và có những điều tương hợp với tín ngưỡng dângian, nên người Việt đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ cùng với cácĐức Phật trong chùa. Điều đó cho thấy người Việt không chỉ tôn thờtriết lý và sự tích nhà Phật mà còn tôn thờ những biểu tượng, nhằm xâydựng những giá trị chân, thiện, mỹ cho con người theo quan niệm của tâmthức người Việt. Triết lý Phật giáo Việt Nam không quan niệm chỉ có đạitừ, đại bi, vô ngã vị tha, mà còn thấm đậm cả chất đại hùng, đại lực,cả tinh thần bình đẳng, khoan hòa, cả đạo lý Uống nước nhớ nguồn.Chính vì vậy, Phật giáo đã trở thành một thành tố của văn hóa Việt