Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vì vậy, các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông phái sẽ tôn thờ một tôn chỉ, giáo lý của Đức Phật phù hợp với pháp môn tu tập và ý nguyện riêng.
Như đã biết, Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam cũng như các quốc gia khác thông qua các nhà truyền giáo. Kể từ khi Đức Phật Niết bàn vào khoảng thế kỷ thứ V TCN, sau khi đã tổ chức lễ hỏa tang cho Ngài, trong nội bộ đệ tử và giáo chúng đã bắt đầu hình thành hai phái lớn là Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại chúng bộ.
Sự phân chia thành hai tông phái này trong Phật giáo không phải do mâu thuẫn về cơ cấu tổ chức hay sự tranh giành quyền lợi, địa vị trong tăng chúng. Mà nguyên nhân chính là do sự khác nhau về tư tưởng, kinh điển và giáo thuyết.
Trong đó, phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo thủ Kinh - Luật - Luận trong việc hành đạo. Còn với phái Đại chúng lại chủ trương cho việc canh tân sử dụng Kinh - Luật - Luận trong quá trình hành đạo để phù hợp và tạo điều kiện cho chúng sinh tiếp nhận với đạo.
Về sau, khi phái Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh và rộng rãi hơn thì dần hình thành và dùng tới tên gọi Đại Thừa (phái Đại chúng bộ) và Tiểu Thừa (phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ). Lý giải cho hai cái tên này được hiểu như sau: Tiểu Thừa là cỗ xe nhỏ, chở được ít người; Đại Thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người.
Trong quá trình truyền giáo, phái Đại Thừa hướng về phía Bắc nên còn được gọi là Phật giáo Bắc tông. Phật giáo Tiểu Thừa chủ yếu truyền đạo đến phía Nam nên gọi là Phật giáo Nam tông (vì những tôn chỉ tu hành truyền thống mà Phật giáo Tiểu thừa còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy). Dù đã phân biệt thành hai tông phái như vậy, nhưng cả hai đều tuân theo những tôn chỉ của Đức Phật.
Please share by clicking this button!