Trong đời sống Phật giáo, màu sắc có vai trò quan trọng và mang ý nghĩa sâu sắc. Màu sắc không chỉ là vật chất mà còn là ngôn ngữ truyền đạt thông điệp tinh thần của các tục lệ và truyền thống. Hãy cùng khám phá sự khác biệt và ý nghĩa của màu sắc trong pháp phục Phật giáo.
Áo cà sa - pháp y do Phật chế định - được coi là hoại sắc, không phải chính sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng và đen). Theo quy tắc hoại sắc, các bộ Luật tán đồng quan điểm rằng hoại sắc gồm các màu pha như: màu xanh dương đậm (xanh hoặc đen), màu bùn (nâu hoặc đen) và màu mộc lan (đỏ hoặc đen).
Có quan niệm cho rằng hoại sắc là hoà lẫn cả năm màu chính để tạo thành một màu khác. Đến thời Phật giáo bộ phái, có năm bộ phái màu sắc y phục khác nhau như: xanh (Hoá điạ bộ), vàng (Đại chúng bộ), đỏ (Pháp tạng bộ), đen (Thuyết nhất thiết hữu bộ), và mộc lan (Am quang bộ). Theo quan điểm Bách Nhất Yết Ma: "Phàm là cà sa, phải nhuộm cho hoại sắc: hoặc xanh (màu rỉ đồng), hoặc thâm (màu bùn), hoặc vàng nghệ (màu đất nung)". Đa phần Tăng sĩ Phật giáo An độ mặc y màu vàng nghệ hoặc nâu đỏ. Trong khi đó, Phật giáo Trung Quốc thời Hán-Nguỵ, pháp y mặc các màu đỏ, đen, xanh và vàng thẫm.
Phật giáo Việt Nam với đa dạng các hệ phái như Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, Hoa tông... có sự đa dạng về màu sắc y phục của Tăng Ni.
Màu pháp phục (y và áo hậu) của chư Tăng Ni Bắc tông thường là màu vàng, riêng Ni giới thì áo hậu màu lam (có nơi màu nâu). Màu vàng biểu trưng cho năng lực chánh niệm làm nền tảng để thành tựu định tuệ. Màu vàng cũng tượng trưng cho sự siêu việt thế gian, buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.
Ngoài ra, chư Tăng Ni Bắc tông còn có thường phục là bộ đồ ngắn (vạt hò), áo dài (áo nhật bình, áo tràng). Thường phục này gồm hai màu chủ đạo là màu nâu sồng và màu lam.
Please share by clicking this button!