Việt Nam là một nơi phát triển Phật giáo rất lớn, mạnh, trong đó nổi bật là 2 trường phái Tiểu Thừa (hay còn gọi là Nam Tông) và Đại Thừa (hay, còn gọi là Bắc Tông). Điểm chung của 2 dòng Phật giáo là luôn đề cao tư tưởng nhân văn, khuyên con người làm những việc thiện, tránh xa điều ác. Tuy nhiên, cách phân biệt 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông thế nào chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Ngay từ thời kỳ đầu khi hình thành Phật giáo, Phật giáo đã được chia thành 2 phái lớn là Đại chúng bộ và Thượng Tọa Trưởng Lão bộ. Phái Đại chúng bộ đã có chủ trương sử dụng Kinh - Luật - Luận để hành đạo tại Đại hội tập kết kinh điển lần thứ II. Về phía phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ, họ có chủ trương bảo thủ Kinh - Luật - Luận khi hành đạo.
Cho đến đại hội tập kết kinh điển lần thứ IV, 2 phái này vẫn chưa có danh xưng và chưa được hình thành chính thức. Sau đó, phái Đại chúng bộ dần dần phát triển. Từ đó, Phật giáo sử dụng tên Tiểu Thừa thay cho phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và phái Đại chúng bộ thì sử dụng tên Đại Thừa.
Những vị Phật tử thuộc phái Phật giáo Tiểu Thừa phần lớn đều di chuyển đến phía Nam và hình thành nên Phật giáo Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy). Còn phái Đại Thừa thì sẽ di chuyển đến các nước ở khu vực phía Bắc nên được gọi là Phật giáo Bắc Tông.
Một số điểm khác nhau giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có thể liệt kê sau đây:
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông là về giáo thuyết của họ. Giáo thuyết của Phật giáo Nam Tông là thuyết Hữu và Vô, hay còn gọi dễ hiểu hơn là có và không. Chủ trương lớn nhất của Phật giáo Nam Tông là hữu luận hay chấp hữu và pháp vô thường. Nói một cách đơn giản hơn là mọi thứ xung quanh luôn biến đổi và chuyển động nhưng vẫn có một cách tương đối mà không thể nói là không.
Please share by clicking this button!