Quan Âm Diệu Thiện là vị Bồ Tát không còn xa lạ với những người am hiểu về Phật giáo, những người Phật Tử. Ngài đại diện cho lòng từ bi, cứu độ chúng sanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết những truyền thuyết về bà. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Quan Âm Diệu Thiện và con đường tu tập của ngài qua bài viết này.
Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Nam Bắc triều (420-589) Ấn Độ có một quốc gia tên là Diệu Trang. Quốc vương đất nước này là Diệu Trang Vương. Ông cùng vợ đã sinh ra ba người con gái: Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Tuy cùng sinh ra song tính cách của ba cô công chúa khi bé lại vô cùng khác nhau.
Khi Diệu Trang Vương tuổi tác đã cao, ông nghĩ về việc truyền ngôi kế vị cho các con. Ông thấy Diệu Thiện là con gái xinh đẹp, thông minh và xuất chúng nhất. Vì vậy, ông hạ lệnh cho Diệu Thiện sớm thành gia lập thất để kế vị ngôi vua.
Tuy nhiên, Diệu Thiện không chấp nhận việc kết hôn và bày tỏ mong muốn tu hành. Vua tức giận và buộc công chúa phải kết hôn ngay lập tức. Ông còn đặt thử thách cho công chúa: nếu công chúa trồng hoa xuân trên núi trong tháng Chạp lạnh giá, ông sẽ cho công chúa xuất gia.
Công chúa đã đối mặt với khó khăn khắc nghiệt khi trồng hoa trên tuyết trắng ở đỉnh núi. Nhưng nhờ ý chí sắt đá và lòng chân thành, công chúa đã vượt qua thử thách và quyết định tu hành tại chùa Bạch Tước.
Please share by clicking this button!