Lịch Sử và 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà

Hình Ảnh Tôn Tượng Đức Phật A Di Đà do Đại Đức Thích Đồng Pháp đồ họa

Learn more

Cảm nhận đầu tiên khi chúng ta nghe đến Đức Phật A Di Đà chính là lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ vô bờ bến. Đức Phật A Di Đà đã có công đức lớn lao và hạnh nguyện

Learn more

rất quảng đại. Anh em Phật tử chúng ta, những người chăm chỉ tu pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh Độ (Cực lạc), cần phải hiểu biết về lịch sử của Đức Phật A Di Đà và 48 lời nguyện của Ngài.

Learn more

I. Giải Nghĩa Danh Hiệu "A DI ĐÀ"

"A Di Đà" là dịch âm chữ Amita. Hán dịch nghĩa là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Vô Lượng Thọ nghĩa là tuổi sống lâu không có số lượng; Vô Lượng Quang, nghĩa là Ngài có hào quang sáng suốt không lường.

Learn more

II. Lược Sử Tu Nhân và Chứng Quả Của Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà đã có nhiều kiếp tu hành và đạt được nhiều thành quả. Dưới đây là lược sử của Ngài trong 4 kiếp:

Learn more

    Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm Thí dụ, hóa thành: "Ðức Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sanh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc".

    Kinh Quán Phật Tam Muội Hải chép: "Ðời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của đức Phật Không Vương, nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Ðà".

    Kinh Bi Hoa chép: "Ðời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Tránh Niệm. Ngài có một quan Ðại Thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Ðại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua pháp tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu. Ðức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của chư Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niệm: 'Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?'". Vua đảnh lễ Phật, quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhơn duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.

    Đức Phật Thích Ca thuyết rằng: "Ðời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhựt Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Ðế Chúng. Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Tỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, phát 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng: 'Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà'".

Learn more

Như vậy, chúng ta biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là Thái Tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi vua, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Đà.

Learn more

Chùa Diệu Pháp

Please share by clicking this button!

Learn more