Luật nhân quả là một quy luật không thể thay đổi trong cuộc sống. Nó liên kết mọi sự việc qua các kiếp và liên quan đến sự tồn tại của sinh vật. Quy luật này là một quy luật tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào người. Trong giáo lý nhà Phật, quy luật nhân quả là quy luật hoạt động tự nhiên của vũ trụ để duy trì trật tự trong không gian.
Theo giáo lí nhà Phật, "nhân quả" hay còn gọi là "nghiệp, nhân, duyên, quả, báo" là những khái niệm quan trọng. Nghiệp là hoạt động, tạo tác của con người, bao gồm hành vi, lời nói và ý nghĩ. Nghiệp được chia thành "thân nghiệp", "khẩu nghiệp" và "ý nghiệp" tương ứng với hành vi thân thể, lời nói và ý nghĩ.
Nghiệp lại được chia thành ba loại: "thiện nghiệp", "ác nghiệp" và "không thiện không ác". Nghiệp có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Nó là nguyên nhân và quyết định quả báo. "Quả" là kết quả và "báo" có nghĩa là báo ứng, tức là hậu quả tương ứng với nghiệp.
Theo kinh phật , có mười kiểu thiện và mười kiểu ác. Mỗi kiểu lại chia thành ba cấp độ khác nhau là thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Những người làm mười điều thiện ở cấp cao sẽ được sinh vào cõi trời. Những người làm mười điều thiện ở cấp trung bình sẽ được sinh vào cõi người.
Những người làm mười điều thiện ở mức thấp sẽ được sinh vào cõi a-tu-la (cõi này có phúc báo, có thần thông nhưng cũng có sự ác và thích tranh đấu). Ngược lại, những người phạm phải mười điều ác mức cao sẽ bị đày xuống địa ngục.
Please share by clicking this button!