Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Chính vì điều này mà có rất nhiều ngày lễ Phật giáo quan trọng và ý nghĩa trong đạo Phật được duy trì và tổ chức hàng năm ở nhiều nước trên thế giới. Kính mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa các ngày lễ Phật giáo trong năm.
Việc thiết cúnɡ rước víɑ đức phật di lặc, đây là một truyền thống đã có lâu đời. Nhưng dựa vào đâu mà người ta lấy ngày mùng một Tết hàng năm để làm ngày kỷ niệm rước víɑ Ngài? Vấn đề này, theo sự khảo cứu của chúng tôi, thì chúng tôi chưa thấy có chỗ nào nói rõ việc này. Chỉ thấy trong quyển “Xuân Trong Cửu Của Thiền” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, xuất bản năm 1997, Hòa Thượng có nêu ra và giải thích vấn đề này. Sở dĩ người ta chọn ngày đầu năm, tức ngày mùng một Tết âm lịch, các chùa theo hệ phái Phật giáo Phát Triển cũng như đa số Phật tử làm lễ rước víɑ Ngài, theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ cho rằng, đây là do chư Tổ Trung Hoa bày ra. Chứ không thấy sách sử nào ghi rõ về ngày sinh của Ngài cả.
Bồ tát Di Lặc theo sử ghi, thì Ngài là một nhân vật lịch sử có thật ở Ấn Độ thời Phật. Di Lặc là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Từ Thị. Thị nghĩa là họ của Ngài, còn Từ là chỉ cho từ bi. Về tên họ của Ngài có nhiều thuyết nói không giống nhau. Ngài cũng có tên là A Đật Đà (tiếng Phạn) Trung Hoa dịch là Vô Nan Thắng. Theo thói quen, chúng ta thường gọi Ngài là Phật Di Lặc, kỳ thật, thì Ngài chỉ là một vị Bồ tát nhất sinh bổ xứ, hiện ở nội viện thiên cung của cõi trời Đâu Suất. Theo lời huyền ký của đức Phật Thích Ca, thì sau này, Ngài sẽ hạ sinh xuống cõi Tạp Phà bên sông Hằng Hoa. Bấy giờ, người ta mới tôn xưng Ngài là Phật Di Lặc.
Lễ Thượng Nguyên hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên vào tháng Giêng tức ngày 15/1 Âm lịch. Lễ Thượng Nguyên nằm trong hệ thống Tết Thượng - Trung - Hạ Nguyên, trong đó Tết Trung Nguyên là ngày rằm tháng 7 Âm lịch và Tết Hạ Nguyên là ngày rằm tháng 10 Âm lịch.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Lễ Thượng Nguyên được coi là một trong những ngày lễ lớn vô cùng quan trọng, không thua kém gì Tết Nguyên Đán. Chính vì vậy mà các cụ xưa thường có câu “cùng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Vào ngày Tết Thượng Nguyên, các gia đình thường sắm sửa mâm lễ cúng để dâng lên tổ tiên và thần linh, một số người còn đến chùa để cầu mong bình an và những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Please share by clicking this button!