Vào dịp Rằm tháng 7, việc tụng kinh là điều không thể thiếu đối với các Phật tử. Nhưng bạn đã biết Rằm tháng 7 tụng kinh gì chưa? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bài kinh phổ biến và ý nghĩa của chúng trong ngày lễ này.
1. Ý nghĩa của việc tụng kinh Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 không chỉ là lễ Vu Lan, mà còn là dịp xá tội vong nhân. Việc tụng kinh Rằm tháng 7 mang ý nghĩa:
- Cầu mong cho linh hồn của ông bà, tổ tiên được siêu thoát.
- Hồi hướng công đức cho cha mẹ và thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu.
- Mong cho các vong hồn lang thang được siêu sinh và vượt qua bể khổ.
- Cầu nguyện cho sự bình an đến với mình và người thân.
- Ôn lại những lời răn dạy của Phật để trau dồi tâm đức.
Ý nghĩa của việc tụng kinh Rằm tháng 7
2. Rằm tháng 7 tụng kinh gì?
Trong ngày Rằm tháng 7, chúng ta nên tụng các bài kinh như kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan và kinh Phổ Môn. Dưới đây là ý nghĩa của từng bài kinh:
2.1. Kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà là một trong 3 bài kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông. Bài kinh này thường dùng để cầu siêu linh hồn, mang ý nghĩa mong muốn cho các linh hồn tìm được nơi nương tựa và sớm siêu sinh. Nội dung kinh A Di Đà gồm 2 phần chính: Miêu tả vẻ đẹp ở Tây Phương cực lạc và pháp môn niệm Phật để được vãng sinh vào nước An Lạc.
2.2. Kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn là bài kinh cầu an phổ biến trong ngày Rằm tháng 7. Đây cũng là bài kinh thường dùng trong các dịp cầu an khác. Kinh Phổ Môn gồm 3 phần: Thần lực trì danh Quan Âm, cứu thế đọ sinh qua 33 ứng thân, phương pháp ngũ Âm và ngũ Quán. Nội dung chính của kinh nói về cách tu tâm dưỡng tính và giải thoát bản thân khỏi những đau khổ. Bên cạnh đó, kinh còn nhắc đến lòng bao dung của Bồ Tát với chúng sinh để mang lại hạnh phúc cho tất cả.
2.3. Kinh Địa Tạng
Kinh Địa Tạng là bộ kinh nói về công đức và oai lực của Địa Tạng Vương, được tụng niệm nhiều vào tháng 7 âm lịch tại các chùa chiền trên khắp quốc gia. Đây là bộ kinh được nhiều người tụng niệm để thể hiện lòng hiếu thảo với những người đã khuất. Nội dung chính của kinh nói lên bổn phận của người sống với những người đã qua đời và kiếp sống dưới âm phủ do quả báo hoặc phước đức đã tạo nên khi còn trên thế.
2.4. Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan thường được tụng trong suốt mùa Vu Lan (tháng 7 âm lịch) với mục đích hồi hướng công đức cho cha mẹ và nối tiếp truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, kinh cũng được sử dụng trong các dịp chúc thọ ông bà, mừng sinh nhật cha mẹ hoặc trong lễ cầu siêu cho cha mẹ, ông bà đã khuất. Nội dung chính của bài kinh nói về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên Bồ Tát đối với người mẹ đã khuất và cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Rằm tháng 7 tụng kinh gì?
3. Những lưu ý khi tụng kinh Rằm tháng 7
Khi tụng kinh Rằm tháng 7, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Rửa tay, súc miệng sạch sẽ và mặc quần áo nghiêm trang trước khi tụng kinh.
- Tập trung tĩnh tâm để kinh có hiệu quả tốt hơn.
- Không oán hận người khác trong quá trình tụng kinh.
- Nếu có điều kiện, nên tụng kinh ở chùa, nơi có sự trang nghiêm và yên tĩnh. Nếu không, bạn cũng có thể tụng kinh tại nhà.
- Âm thanh khi đọc kinh cần vừa đủ để nghe, không quá to và không quá nhỏ.
Trên đây là các loại kinh nên tụng vào Rằm tháng 7, bao gồm kinh cầu siêu và kinh cầu an Rằm tháng 7. Để cập nhật kiến thức phong thủy và phong tục của Việt Nam, bạn có thể tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ứng dụng này cung cấp miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/Tử vi, xem ngày tốt-xấu và xem tuổi.
Hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại ngay tại đây để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!