Kinh sám hối là một trong những phương pháp giúp tinh thần thỏa mái, trút hết những ưu phiền trong cuộc sống. Nếu bạn chưa biết về ý nghĩa, cách trì tụng kinh sám hối và các bài kinh sám hối nên trì tụng, hãy theo dõi nội dung dưới đây.
1. Kinh sám hối là gì?
Đức Phật từng ca ngợi "Ở đời có hai dạng người đáng khen: người thứ nhất là người không có lỗi, người thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối". Ngài cũng khẳng định "phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sau đường, không một loài nào hoàn toàn trong sạch, không một ai mà chẳng có tội". Tất cả chúng ta đều có lỗi lầm, dù vô tình hay cố ý. Người Phật tử là người biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sám hối.
Sám hối là việc tự mình ăn năn, hổ thẹn với những lỗi lầm, sai trái mà mình đã tạo ra, nguyện sửa đổi, không tái phạm những lỗi lầm đó. Cách khác, sám hối là "ăn năn chừa bỏ".
Trong Phật giáo, sám hối không phải là rửa tội hay xá tội như một số tôn giáo khác, mà là hành động nhận ra lỗi lầm của mình rồi sau đó sửa đổi. Phật giáo không tin có vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội, và sám hối là một cách phản tỉnh chính mình, thăng hoa tự thân của mỗi người con Phật trên con đường tu nhân học Phật. Kinh xám hối là bài kinh giúp người trì tụng có cái nhìn đúng đắn về bản thân và luật nhân quả, thấu hiểu chân lý. Qua đó, người trì tụng kinh sám hối quyết tâm từ bỏ những việc xấu, hành thiện và tích đức, hóa giải nghiệp báo hướng tới một tâm hồn thanh tịnh, an nhiên.
2. Nên hay không đọc kinh sám hối trước khi đi ngủ? Ý nghĩa trì tụng kinh sám hối
Trong cuộc sống, có rất nhiều điều xảy ra khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, hối hận và luôn canh cánh mãi trong lòng. Đôi khi vì hoàn cảnh khiến bạn làm việc xấu mà không hề hay biết. Cách tốt nhất để giúp bạn giải quyết vấn đề này là đọc kinh sám hối. Và bạn hoàn toàn có thể đọc kinh sám hối trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ lúc nào.
Sám hối là việc bạn cảm thấy ăn năn, hối hận vì bản thân đã làm một hoặc nhiều việc không tốt, và quyết tâm không phạm phải những sai lầm, tội lỗi như thế nữa. Sám hối được coi là phương pháp tu đơn giản mà bạn hãy thực hành hàng ngày.
Ý nghĩa trì tụng kinh sám hối:
2.1. Dễ dàng chấp nhận nhân quả
Khi sám hối với tâm thế ăn năn, mong muốn sửa đổi hành vi của mình, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những kết quả xấu của hành động sai phạm đó. Trong trạng thái không muốn đổi lỗi, chấp nhận sai lầm, bạn sẽ không cảm thấy tiêu cực với chính bản thân mình. Việc trì tụng kinh sám hối là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp bạn chấp nhận được mọi chuyện dựa trên cái nhìn đúng đắn về luật nhân quả.
2.2. Giảm bớt hậu quả của những việc làm xấu
Khi nhận ra việc làm của mình là xấu và lập tức sám hối, hành động đó sẽ nhẹ nhàng hơn so với việc không sám hối. Chẳng hạn, khi bạn gây hại nhiều nhưng không ý thức được việc làm đó là xấu, bạn sẽ gặp nhiều báo ứng về sức khỏe, công việc, gia đình, tiền bạc, ... Đối với những lỗi lầm mà bạn đã nhận ra và sám hối, hậu quả sẽ ít gây đau đớn hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc trì tụng kinh sám hối không thể ngăn chặn hoàn toàn việc xảy ra những hậu quả xấu. Điều quan trọng là bạn phải quyết tâm từ bỏ việc làm xấu và hành thiện tích đức để hóa giải nghiệp báo mà mình đã gây ra.
2.3. Ngăn chặn việc làm xấu xảy ra trong tương lai
Nếu bạn không có thói quen thực hành sám hối với việc làm xấu, chắc chắn trong tương lai sẽ tiếp tục lặp lại hành vi đó. Kết quả, chúng ta phải trả giá rất nhiều cho những việc đã làm, sống không hạnh phúc, bất hạnh vì gieo quá nhiều duyên xấu.
Vậy nên, việc sám hối ngay sau khi làm việc xấu sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn đó là giúp ngăn chặn những hành động xấu sắp lặp lại. Khi đã có ý thức về việc làm xấu, bạn hãy sửa đổi và không nên lặp lại. Từ một thái độ sống tích cực, bạn sẽ có một cuộc sống bình yên, an lành và vượt qua mọi khó khăn.
3. Hướng dẫn cách đọc kinh sám hối tại nhà
Bất kể là ai đi chăng nữa, hãy lựa chọn cách đơn giản nhất để niệm, trì tụng kinh sám hối với tâm thành kính. Mặc dù Kinh Sám Hối Quan Thế Âm Bồ Tát khá dài với nhiều bài khác nhau, nhưng khi hiểu đúng, bạn sẽ cảm thấy nghĩa lý vô cùng, giúp tâm hồn được thanh thản, sống cuộc đời bình yên.
3.1. Thời gian trì tụng kinh sám hối
Thời điểm tốt nhất để trì tụng kinh sám hối là buổi sáng khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc khấn vào buổi lễ công phu sáng/tối. Ngoài ra, bạn có thể khấn bất cứ lúc nào trong ngày. Mỗi ngày, bạn nên trì tụng kinh sám hối ít nhất 2 lần.
3.2. Cách tụng kinh sám hối
-
Hãy khấn, lạy với tâm chí thành kính, và các thao tác khấn vái, lạy và đọc bài khấn cần phải chậm rãi, từ tốn, không nhanh chóng.
-
Trong phần sám hối, có thể lạy từ 3 đến 108 lạy mỗi ngày, tùy vào ngày 15, 30 hay ngày lễ sám hối.
-
Trong bài sám hối hàng ngày, bạn cần nói rõ các tội mình đã làm sau đó cầu nguyện chư Phật, Bồ Tát chứng minh cho lòng thành muốn sám hối của mình.
-
Cần nguyện rõ ràng với tâm hướng thiện, từ nay sẽ tâm tu học, sửa tính, sửa tâm, giữ tâm ý thanh tịnh để nghiệp tội được tiêu trừ.
-
Với người học Phật, nên tìm hiểu và trì tụng kinh sám hối Hồng Danh để được chư Phật, Bồ Tát độ trì.
-
Ngoài cách sám hối, mọi người cũng có thể nghe Chú Đại Bi hàng này để tiêu tai giải nạn, hưởng nhiều lợi ích từ Quan Thế Âm Bồ Tát.
4. Kinh sám hối hàng ngày
Dưới đây là bài kinh sám hối mà bạn nên trì tụng hàng ngày tại nhà:
Con xin cung kính lễ lạy
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát, Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp chư Tôn Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Tri Ân
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát ban cho, và được chư Thần, chư vị độ trì mà con mới có được ngày hôm nay.
Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Cầu An
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ cho chúng con và khắp Pháp giới chúng sanh đồng được sự an lành, an lạc, tu học tu hành tinh tấn, đồng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc (1 lạy)
Cầu Siêu
Con xin thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp.
Cho hương linh, vong linh tên:…
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ hương linh vong linh khắp pháp giới chúng sanh đồng được tiếp dẫn về nơi an lành an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)
Sám Hối
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay.
Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội con gây tạo do bởi Tham, Sân, Si, ngã mạn, vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng mình để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật, chư Bồ Tát khắp mười phương, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Đại từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lạy hoặc hơn)
Hồi Hướng/Phát Nguyện
Sám hối rồi, nay con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo, hướng tâm tu học, tu hành, sửa chữa tâm tánh của mình. Con cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, từ bi gia hộ cho con và khắp pháp giới chúng sanh đồng được tu học, tu hành viên mãn, đồng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc (3 lạy)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lạy)
Mong rằng những thông tin hữu ích có trong bài viết này sẽ giúp bạn trong việc trì tụng kinh sám hối tại nhà. Hãy trì tụng kinh sám hối hàng ngày để tâm hồn được thanh thản, bình yên... Truy cập website loiphong.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều!