Xem thêm

Kệ Vô Thường: Khổ Vô Ngã Trọn Bộ

Phap Ngo Thich
Chào mừng bạn đến với Thohay.vn! Trang web tìm hiểu sâu hơn về vô thường, vô ngã và những bài kệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nội dung và ý nghĩa...

Chào mừng bạn đến với Thohay.vn! Trang web tìm hiểu sâu hơn về vô thường, vô ngã và những bài kệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nội dung và ý nghĩa của vô thường và vô ngã.

Vô Thường là gì?

Vô thường có nghĩa là mọi sự đều thay đổi, không có sự vật nào bất biến trong hai thời điểm nối tiếp nhau. Vì nó thay đổi mỗi phút giây, chúng ta không thể mô tả một cách chính xác là lúc này nó giống hay khác với lúc trước.

Triết gia Heraclitus đã một khi nói: “Chúng ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông.” Ông ta nói đúng. Dòng nước của sông vào hôm nay hoàn toàn khác so với dòng nước của sông đã chúng ta tắm hôm qua, mặc dù nó vẫn là một con sông. Khi Đức Khổng Tử đứng nhìn dòng nước chảy đi, Ngài đã nói: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ!” (Ôi, dòng nước chảy ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ sao!)

Sự nhận thức về vô thường giúp ta vượt qua các ý niệm. Nó giúp ta vượt lên trên được ý niệm về sự giống nhau hay khác nhau, đi hay đến. Nó cũng giúp ta nhìn thấy rằng dòng nước của sông hôm nay không giống và cũng không khác so với dòng nước của sông hôm qua. Nó cho ta thấy rằng ngọn nến ta thắp bên giường ngủ tối nay không phải là ngọn nến còn đang cháy vào buổi sớm ngày mai. Ngọn lửa của nến không phải là hai ngọn và cũng không phải là một ngọn lửa.

Vô Ngã là gì?

Vô ngã có nghĩa là không có cái bản ngã, bản thể. Không nhận ra và không thấy được một thể nhất định; một cái tưởng, một cái dụng chủ thể như: vô nhân ngã, vô tự ngã, vô pháp ngã.

Hiểu theo sâu hơn, vô ngã chính là một cái thân ngũ uẩn đang tạm thời hòa hợp. Đối với người, với bản thân, với vạn vật, không chấp một thân thể trường tồn nhất định mà chỉ cho rằng: một cái thân ngũ uẩn đang tạm thời hòa hợp.

Ngã chính là "ta", trong quan niệm của Phật Pháp, "ngã" thiên về hàm ý là linh hồn hoặc chủ thể, trong đó "chủ" có quyền định đoạt, tự do, tự tại. Còn vô ngã (anata) có nghĩa đen là "không có ta", tức là coi như ta không tồn tại. Tuy nhiên, cách hiểu theo nghĩa đen không phải là những gì mà Đức Phật dạy, điều Đức Phật muốn dạy là những gì được giải thích trong nghĩa bóng.

Vô ngã cùng với vô thường trong giáo lý nhà Phật chính là khổ Tam pháp ấn (3 con ấn đánh dấu toàn bộ giáo lý). Vô ngã được sử dụng để giúp con người lên cõi niết bàn, cũng là yếu tố quan trọng để phát triển tâm trí. Vậy nên nó được coi như là một thuyết tu tập giúp tâm trí con người có thể bỏ qua những chấp trước về các trải nghiệm trong cuộc sống như phiền muộn, đau khổ hay những vật chất.

Bài Kệ Vô Thường

Đời người chớp nhoáng như đèn dầu Thân người giả hợp rồi tan Lao xao, bọt nước mơ màng chiêm bao Nặng mang những nghiệp trần lao Loanh quanh ba cõi lao xao sáu đường.

Đã sanh trong cõi vô thường Thì ai thoát khỏi con đường tử sanh? Bầu trời lồng lộng cao xanh Xoay mưa, trở nắng tan tành gió mây Mênh mông đất nước trời dài Còn đâu bể thẳm luân đầy chiều mai.

Kể từ vô thỉ vị lai Đến đời mạt pháp là ngày nay đây Biết bao tan xác rã thây Biết bao những nấm mả loài mồ hoang.

Phật xưa trượng sáu mình vàng Mãn viên còn phải Niết-bàn báo thân Tiên gia như Lý đại quân Đến ngày vô hóa hình thần cũng tan.

Tam hoàng, Ngũ đế, Thánh nhân Nào ai giữ được sắc thân đời đời? Phật, Tiên, Hiền, Thánh, vật, người, Non sông biến đổi đất trời tiêu tan.

Than ôi, cuộc thế ngỡ ngàng Não nùng chết khổ, lỡ làng sống vui Nếu ba hơi thở tắt rồi Mưa tuôn, cỏ lợp đất vùi, nắng phơi.

Than ôi giấc mộng muôn đời! Biết bao nhiêu khách đọa đày say vui. Hỡi vong ơi! Hỡi hồn ơi! Bao nhiêu nợ thế trả rồi thời thôi.

Rửa lòng cho sạch trần ai, Rời câu dục lạc miếng mồi lợi danh. Tránh xa cái cửa tử sanh, Thoát nơi tham ái khỏi thành sân si.

Bước vào trong cửa từ bi, Nương theo chơn Phật trở về liên bang. Khỏi đường sống chết xoay lăn, Khỏi đường khổ, thống khỏi thân tội tình.

Liên bang là nước hóa sanh, Có ao tám đức, có sen năm màu, Có giường ngọc, có mành châu, Có thành thất bảo, có lầu thất trân.

Sáu thời thiên nhạc rền vang, Màu sen chói lọi, mùi hương nực nồng, Tốt thay thế giới vàng ròng, Bảy hàng bảo thọ chín trùng liên hoa.

Đạo sư là Phật Di-đà, Mình vàng rực rỡ, chói lòa hào quang, Hằng ngày thuyết pháp rền vang, Tiếp người niệm Phật dẫn đường thiện duyên.

Hỡi ôi! Hồn có linh thiêng, Phát tâm niệm Phật, mà nguyền vãng sanh, Thành lòng Phật một nguyện lành, Hoa sen rày đã nên danh tánh rồi.

Căn lành, lợi phúc vun bồi, Nương thuyền lục độ mà hồi hương qua, Mãn duyên sen nở một tòa, Rước hồn có Phật Di-đà phóng quang, Rước về đến cảnh Lạc bang, Sống lâu vô lượng, dứt đàng tử sanh.

Bài Kệ Vô Thường Khổ Vô Ngã

Biển trầm khổ sống bồng lai láng Kiếp phù sanh đáng chán biết bao, Tấm thân chìm đắm dạt dào, Mịt mờ chưa biết đời nào thoát ly.

Cõi giả tạm gì sự thế, Uổng tâm tư, tìm kế miên trường. Trần hoàn vạn vật vô thường, Khổ não, vô ngã đầy đường chông gai.

Do nghiệp báo đã lưu lai thuở trước, Các pháp hành, tạo được thân duyên, Pháp hành kế tục nhau liền, Diệt sanh, sanh diệt, triền miên không ngừng.

Người hay thú đồng chung số phận, Hễ có thân ngũ uẩn không bền, Chịu điều biến đổi, đảo điên, Sanh, già, đau, chết, không yên chút nào.

Thế vật chất không sao giữ nổi, Sức vô thường phá mỗi sát-na, Xét cùng đâu phải thân ta, Khó ngăn bạc tóc không cầm răng long.

Lửa ái dục đốt lòng từ phút, Vấy ưu phiền, chẳng chút nào nguôi, Dễ chi đặng tạm an vui, Suy mòn vì nhuộm nặng mùi trần ai.

Chừng thân chết nảy hơi hôi hám, Người ai ai chẳng dám lại gần, Gớm ghê, đầu bậc chí thân, Đều sợ xui, lụy, hương lân cửa nhà.

Chọn một chốn rừng già thanh vắng, Đem thây thi an táng cho xong, Địa táng, hỏa táng chẳng đồng, Tùy duyên tùy tục, vẫn không quản gì.

Đưa xác chết người đi đông đúc, Kẻ thân nhân uất ức, khóc than, Hình hài ba khúc rã tan, Thinh danh tiêu diệt họ hàng cách xa.

Khổ tử biệt thiết tha nung nấu, Biệt gia tài, của báu, tình yêu, Tấm thân ngũ uẩn đã tiêu, Đất, nước, gió, lửa, về nhiều căn nguyên.

Thân đã chẳng thiêng giêng ngày tháng, Buổi chia lìa ngao ngán đau thương. Chúng sanh ba cõi vô thường, Nên vun cội phước tìm đường siêu sanh.

Lựa các thứ nhân lành gieo giống, Quả kết trong kiếp sống về sau, Mở lòng bố thí dồi dào, Học kinh, trì giới, khá mau tu hành.

Kẻo rồi phải điêu linh, sa đọa, Vào bốn đường ác đạo khó khăn, Vô cùng khốn khổ thân tâm, Đời đời kiếp kiếp trầm luân không về.

Thân khẩu ý giữ gìn trong sạch, Dẫn trên đường thanh bạch mà đi. Dầu cho chuyển kiếp đến kỳ, Cũng còn trông ngóng thoát ly khổ sầu.

Ráng hối quá quay đầu hướng thiện, Ác nghiệp trần đoạn tuyệt chớ gieo, Tâm dừng xu hướng, vui theo, Thiện duyên gầy dựng trần lao dứt lần.

Các phương pháp, yên tâm định trí, Chúng sanh cần tìm kiếm học hành, Cho lòng chán nản phát sanh, Cội nguồn tội khổ hiểu rành sâu xa.

Pháp chán nản dạy ta suy xét, Khổ cõi đời số cát sông Hằng, Tám điều khổ não chi bằng, Đây lần lượt giải, ngọn ngành như sau.

Cõi trần thế ra vào há dễ, Luật tuần hoàn nào kể chi ai, Thân ta chẳng lựa gái trai, Cũng đều mắc phải đọa đày khổ sanh.

Khi bụng mẹ an cư một chỗ, Miếng thịt thừa tội khổ xiết chi, Tuy hình huống kết thế ni, Nhưng mềm mại, như chi rã tan.

Tưởng tượng đến trăm ngàn ghê sợ, Phôi bây giờ tương tợ trứng gà, Phôi này còn yếu chưa già, Tuần tự thay đổi, bảy ngày thứ tư.

Bảy ngày nữa từ từ biến hóa, Bắt đầu chia tất cả năm nhành, Tuy hình chưa hẳn thật thành, Nhưng đã có dạng đầu, mình, chơn, tay.

Pháp hành đã tại hoài không dứt, Tuần thứ năm nhất nhựt vừa qua, Nhỏ to hình dáng đẩy đà, Ba lăm ngày ấy đã ra hình hài.

Ngoài ba tháng thành thai cứng cát. Thai loài người nào khác thú đâu. Cũng đều khổ não âu sầu, Ở trong bụng mẹ co đầu, rút chơn.

Ngồi chồm hổm còn hơn ràng buộc, Trên đồ ăn vừa được tiêu tan, Hai tay nắm lại đỡ cằm, Mặt day lưng mẹ, tối tăm mịt mờ.

Quanh mình vấy chất dơ, hôi thúi, Đầu đội đồ mẹ mới ăn vào, Vừa dơ, vừa ngộp xiết bao, Nên hằng giãy giụa thân nào đặng yên.

Hoặc kiếm ở phía trên, hay dưới, Hoặc là nơi mấy bụi gần đây, Chừng nào tìm được bộng cây, Chui vào ẩn náu thân này mới an.

Đủ mười tháng vẹn toàn thân thể Gần kỳ sanh lòng mẹ chẳng vui, Lo âu dạ luống bùi ngùi, Sợ dự tai hại trong hồi khai hoa.

Mãn toan tính đắn đo cân nhắc, Biển mênh mông chưa chắc đặng qua, Quanh quẩn công chuyện trong nhà, Dể duôi nào dám đi xa bao giờ.

Kịp đến lúc ngồi chờ hoa nở, Quyến thuộc vầy kẻ đỡ người nưng, Chịu điều đau khổ từng cơn, Dầu kiên gan mấy cũng sờn nỗi đau.

Người cả thảy không sao tránh thoát, Bỗng dường như bảo tạt vào thai, Hài nhi như chớp, đã day, Theo đường kinh huyết ra ngoài sản môn.

May được lúc lâm bồn yên tịnh, Cả mẹ con khỏe mạnh vuông tròn, Ấy nhờ hồng phúc nhà còn, Chúng sanh kiếp trước gây nhiều thiện căn.

Nếu phước báu không bằng tội ác, Khi sanh ra chịu các khó khăn, Dẫu còn sống sót nữa chăng? Gật gờ dường phải đôi lần đứt hơi!

Vì nhân ác đến hồi trả quả, Chúng sanh này thảm họa chết non, Chết ngộp hoặc chết mỏi mòn, Chết ngoại bụng mẹ hoặc còn trong thai.

Ngán ngẩm kiếp sanh lai tất tưởi! Từ thác sanh đến buổi lọt lòng, Mạng căn nào biết chắc không, Nhưng đều phải chịu trong vòng khổ lao.

Suy nghĩ chán xôn xao tất dạ, Xét khổ sanh buồn bã âu sầu, Đây là hết khổ đặng đâu, Có thân còn phải lãnh thâu khổ già!

Sự khổ già thân ta hằng chịu, Dầu gái trai tiều tụy như nhau, Đổi thay chẳng trước thì sau, Suy mòn từ lúc tốn hao từ giờ!

Buổi niên thiếu ngây thơ đầy đặn, Sắc xinh tươi đủ vẹn mười phân, Dáng điệu đẹp đẽ tốt là

1