Sưcụ trụ trì chùa Trà Phương, hòa thượng Thích Quảng Mẫn đã ngoại 90 màdáng vẻ nhanh nhẹn lắm. Với trí tuệ minh mẫn, kiến thức uyên thâm, cụđược tôn như pho từ điển sống về đạo Phật, về muôn vẻ cuộc sinh tồnvùng duyên hải Bắc Bộ này. Bữa chùa làm lễ giỗ các vị sư tổ truyền đạo(22 tháng giêng hằng năm), cụ bận quá nhiều việc nên khó gặp, vả lạiPhật pháp hữu duyên, thôi đành chờ dịp khác, nhưng những lần tôi đượchầu chuyện cụ xưa kia thì đến giờ còn nhớ.
Từthị trấn Núi Đối (huyện lỵ Kiến Thụy), bạn theo đường huyện 402 vềhướng tây độ 3 km là tới trung tâm xã Thụy Hương. Chùa nắm phía tây bắclàng Trà Phương trên khuôn viên rộng khoảng 6 ha, trung tâm là phậtđiện, khu thờ tổ, nhà đón khách thập phương, nhà văn bia Sau khi thămviếng cảnh phật, trên đường về bạn có thể ghé chợ làng mua tôm cá, rauxanh tươi rói với giá rẻ hơn nhiều so với chợ huyện hoặc thành phố.
|
Sau cuộc tồn tại dâu bể mấy trăm năm, ngôi chùa làng đã trở mình vàothời nhà Mạc khi Mạc Đăng Dung lên ngôi (1527). Chuyện rằng vị thái tổnhà Mạc thuở hàn vi nhờ ẩn nấp trong chùa mà thoát chết nên khi côngthành danh toại ngài đã cho dựng lại chùa, đổi tên thành Thiên Phúc tự.Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất dẫn đến sự hưng công này là bà Hoànghậu Vũ Thị Ngọc Toàn quê gốc làng Trà. Dân gian có câu Cổ Trai đếvương, Trà Phương công chúa (vua Mạc Đăng Dung người làng Cổ Trai, chỉcách Trà Phương vài dặm) nên việc bà vợ vua không tiếc tiền bỏ ra xâychùa quê mình cũng chả có gì khó hiểu. Những dòng chữ trên tấm bia Tutạo Bà Đanh tự khắc năm 1562 thời Mạc Mậu Hợp còn ghi rõ điều ấy. Theovăn bia, chùa được chuyển về vị trí mới cách nền cũ khoảng 200m (naynơi này là trường THCS Thụy Hương, lâu lâu mấy thầy trò lại đào xới,phát hiện nhiều di vật cổ trong khuôn viên trường), với nhiều tòa ngangdãy dọc hoành tráng, trở thành trung tâm Phật giáo xứ Đông (vùng HảiDương, Hải Phòng bây giờ). Sử sách còn ca ngợi tiếng chuông chùa ThiênPhúc vang xa đến cả trăm dặm, quốc sư từng về đây thuyết pháp, giảngkinh, ngày rằm ngày lễ thiện nam tín nữ đông như trẩy hội. Khi nhà Mạcđổ, quan quân Lê – Trịnh đã tàn phá nặng nề nhiều công trình kiến trúcmang dấu ấn triều đại trước, trong đó có chùa Trà Phương. Số phận ngôichùa long đong giữa bao lớp mưa dập sóng vùi, mãi đến đầu thế kỷ 20 mớiđược bà Ngô Thị Dĩnh người làng có chồng làm Giám đốc đài thiên văn PhủLiễn cúng tiền tu bổ, chùa tái sinh mang dáng vẻ như hiện nay. Năm2007, Bộ Văn hóa – Thông tin đã cấp bằng chứng nhận chùa Trà Phương làdi tích văn hóa kiến trúc cấp quốc gia.
|
Kiến trúc chùa bố cục theo lối chữ đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3gian hậu cung. Các cột kèo, hoành phi, bệ thờ gỗ đều chạm khắc tinhxảo, sơn son thếp vàng trải hàng trăm năm vẫn sáng rực, dường thi gancùng tuế nguyệt. Trên phật điện là hàng chục pho tượng cổ Phật tam thếvà các vị La hán. Phía bên phải và bên trái tiền đường, giữa khói hươngtrầm mặc, hai pho tượng Vua Mạc Đăng Dung và Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàntạc bằng đá xanh tuy không lớn lắm nhưng được giới nghiên cứu đánh giánhư tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp hiếm hoi còn sót lại từ thời Mạc. Dânnơi đây truyền nhau rằng bà thiêng lắm, người có lòng thành cầu khấn bàthường rất linh nghiệm. Thắp hương xong nơi phật điện, bạn đừng quênthăm khu nhà văn bia – lăng mộ các vị sư tổ ngay bên trái lối vào, cổkính và uy nghi, nơi đây dựng 2 tấm bia nhắc đến quá trình xây dựng, tutạo, hưng công chùa suốt từ thời Lý đến thời Mạc và sau này, ghi nhậncông đức những vị tiền nhân đã đóng góp tu bổ chùa, công ơn của các vịsư tổ truyền đạo. Dưới bóng những cây đại cổ thụ hàng trăm tuổi là đôisấu đá ngay trước thềm nhà văn bia được bàn tay nghệ nhân tài hoa xưatạo dáng theo kiểu tượng tròn, tạc bằng đá xanh, đậm nét điêu khắc thếkỷ 16, dù dãi dầu thời gian, mưa nắng nhưng vẫn cực kỳ sắc sảo, sinhđộng.
Chùa làng hồn nước, ngày nay chùa Trà Phương không chỉ là điểm đếncủa phật tử tứ xứ mà còn là nơi níu chân khách thập phương tìm viếngcảnh chùa, với niềm tin rằng giữa chốn thiền môn nghìn tuổi sẽ gội rửatham sân si, phiền muộn, để lòng được nhẹ nhàng thanh thản.
Bài & ảnh: Nguyễn Thông (TNO)